Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Ta đi tới SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920 - 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ.
- Hành trình thơ của Tố Hữu song song với hành trình cách mạng: mỗi tập thơ gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam.
- Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta đi tới (2000).
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập Việt Bắc.
- Thể thơ: tự do.
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 8 năm 1954 - thời điểm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Chủ đề:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Bối cảnh lịch sử
- Không gian:
- Thời gian: từ mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, kéo dài suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đến kết thúc thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
=> Bối cảnh lịch sử cụ thể, khơi gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Từ bối cảnh lịch sử trên, tác giả ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, đồng thời thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.
2. Hình ảnh trung tâm
- Hình ảnh trung tâm trong bài thơ: hình ảnh "con đường":
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến...
- Phân tích hình ảnh con đường:
+ Hình ảnh "con đường" có mối quan hệ chặt chẽ với các hình ảnh khác trong văn bản, đặc biệt là hình ảnh "đôi chân". "Đôi chân" và "con đường" đồng hành cùng nhau qua các chặng, các giai đoạn.
+ Điều này không chỉ phù hợp với nhan đề bài thơ mà còn có tác dụng làm nổi bật tinh thần sôi nổi, khí thế mạnh mẽ, vững vàng của toàn dân tộc.
=> Hình ảnh "con đường" giàu ý nghĩa biểu tượng, là sáng tạo độc đáo của nhà thơ Tố Hữu, góp phần tạo nên giá trị nội dung, tư tưởng của văn bản Ta đi tới.
3. Cảm xúc của tác giả
- Khi nhìn lại chặng đường "ba ngàn ngày không nghỉ" của cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta, tinh thần quyết thắng của dân tộc ta. Chính sức mạnh đó đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Cảm xúc của nhà thơ hoà quyện với cảm xúc của cộng đồng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Bài thơ ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về chặng đường sắp tới của dân tộc.
- Qua đó, ta thấy được niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do giúp biểu đạt suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc một cách dạt dào.
- Biện pháp điệp cấu trúc "Ai...", "Đường...", biện pháp điệp ngữ tạo nhạc điệu, nhấn mạnh niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan cách mạng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây