Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc văn bản: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân SVIP
ĐỌC VĂN BẢN: BỤNG VÀ RĂNG, MIỆNG, TAY, CHÂN
A. Tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ê-dốp (khoảng 620 – 564 trước Công nguyên), Hy Lạp.
- Ông sinh ra là một người nô lệ.
- Ông là tác giả của nhiều truyện ngụ ngôn nổi tiếng thế giới.
- Một số tác phẩm của Ê-dốp: Thỏ và Rùa, Kiến và Châu Chấu, Hai người bạn và con gấu,…
2. Tác phẩm
a. Thể loại
b. Xuất xứ
Văn bản được rút ra từ 200 truyện ngụ ngôn Ê-dốp dịch thành thơ song thất lục bát.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Những đặc điểm của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản
a. Đề tài:
Phản ánh cách đối nhân xử thế: sống trong tập thể, phải biết hòa đồng, không nên tự cho mình là quan trọng mà thiếu đi sự đoàn kết.
b. Hình thức:
c. Nhân vật:
d. Nội dung: nêu lên lối ứng xử giữa người với người được rút ra từ thực tiễn cuộc sống.
e. Bối cảnh:
- Không gian: cơ thể con người.
- Thời gian: không xác định.
2. Bài học rút ra từ văn bản
- Khi sống trong tập thể, mỗi cá nhân cần có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau.
- Đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, dẫn đến sự chia rẽ trong tập thể.
B. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài
Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập hai) Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì chúng thấy mệt mỏi rã rời, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kết với nhau.
Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập hai) Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện này với truyện ngụ ngôn đã học.
* Giống nhau:
- Đề tài gần gũi, thể hiện suy ngẫm về những bài học luân lí ở đời.
- Truyện ngắn gọn, ít tình tiết.
- Các truyện đều nêu lên bài học nhằm giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, lối đối nhân xử thế.
* Khác nhau:
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
Đẽo cày giữa đường; Ếch ngồi đáy giếng |
|
Đề tài | Phản ánh cách đối nhân xử thế: sống trong tập thể phải biết hòa đồng, không nên tự cho mình là quan trọng mà thiếu đi sự đoàn kết. |
- Đẽo cày giữa đường: ngụ ý phê phán kẻ không có chính kiến. - Ếch ngồi đáy giếng: ngầm phê phán sự tự cao tự đại của con người. |
Cách kể | Văn vần. | Văn xuôi. |
Nhân vật | Mượn chính bộ phận cơ thể người để xây dựng nhân vật. |
- Đẽo cày giữa đường: nhân vật là con người. |
Nội dung | Nêu lên lối ứng xử giữa người với người được rút ra từ thực tiễn cuộc sống. | Phê phán thói hư tật xấu của con người. |
Bài học | Khuyên răn mọi người khi sống trong tập thể, mỗi cá nhân cần có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau; đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, dẫn đến sự chia rẽ. | - Đẽo cày giữa đường: khuyên nhủ mọi người cần biết giữ lập trường quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình. - Ếch ngồi đáy giếng: khuyên răng mọi người cần phải biết khiêm tốn, học hỏi để nâng cao nhận thức của bản thân; không tự cao. |
Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập hai) Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?
Gợi ý:
- Khi sống trong tập thể, mỗi cá nhân cần có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau.
- Đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, dẫn đến sự chia rẽ trong tập thể.
Câu 4 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập hai) Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.
- Giống nhau:
+ Đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết.
- Khác nhau:
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) được viết dưới dạng văn xuôi.
+ Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây