Bài học cùng chủ đề
- Hình vuông. Tam giác đều. Lục giác đều
- Hình tam giác đều
- Hình vuông
- Hình lục giác đều
- Nhận diện hình vuông, tam giác đều, lục giác đều
- Vẽ hình vuông, tam giác đều, lục giác đều
- Độ dài trong hình vuông, tam giác đều, lục giác đều và ứng dụng
- Phiếu bài tập: Hình vuông. Hình tam giác đều. Hình lục giác đều
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hình vuông. Tam giác đều. Lục giác đều SVIP
1. Hình vuông
Hình vuông ABCD có:
- Bốn đỉnh A, B, C, D.
- Bốn cạnh bằng nhau: \(AB=BC=CD=DA\).
- Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.
- Hai đường chéo là AC và BD bằng nhau: \(AC=BD\).
Vẽ hình vuông
Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4 cm.
- Vẽ đoạn thẳng CD dài 4 cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D. Trên đường thẳng qua C lấy đoạn thẳng \(CB=4\) cm; trên đường thẳng qua D lấy đoạn thẳng \(DA=4\) cm.
- Nối hai điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
2. Tam giác đều
Tam giác ABC có:
- Ba đỉnh A, B, C.
- Ba cạnh bằng nhau: \(AB=AC=BC\).
- Ba góc đỉnh A, B, C bằng nhau.
Tam giác ABC như thế được gọi là tam giác đều.
Vẽ tam giác đều
Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3 cm bằng thước và compa.
- Vẽ đoạn thẳng \(AB=3\) cm.
- Lấy A, B làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm.
Gọi C là một trong hai giao điểm của đường tròn. Nối C với A và C với B ta được tam giác đều ABC.
3. Lục giác đều
Xét hình ABCDEF có:
- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F.
- Sáu cạnh bằng nhau \(AB=BC=CD=DE=EF=FA\).
- Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.
- Ba đường chéo chính AD, BE, CF bằng nhau: \(AD=BE=CF\).
Hình ABCDEF như thế được gọi là hình lục giác đều.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây