Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 sở GD&ĐT Quảng Ninh SVIP
1. Thực hiện phép tính: $2 + \sqrt9$.
2. Rút gọn biểu thức $B = \left(\dfrac1{\sqrt x+2} - \dfrac1{\sqrt x+7}\right) : \dfrac5{\sqrt x+7}$ với $x \ge 0$.
3. Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & x + 2y = 4\\ & x - 2y = 0 \end{aligned}\right.$.
Hướng dẫn giải:
1. $2 + \sqrt 9 = 2 + 3 = 5.$
2. Với $x \ge 0$.
$B = \left(\dfrac1{\sqrt x+2} - \dfrac1{\sqrt x+7}\right) : \dfrac5{\sqrt x+7} = \dfrac5{(\sqrt x + 2)(\sqrt x + 7)} . \dfrac{\sqrt x+7}5 = \dfrac1{\sqrt x + 2}$.
3. $\left\{ \begin{aligned} & x + 2y = 4\\ & x - 2y = 0 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & x = 2\\ & y = 1 \end{aligned}\right.$
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x;y) = (2;1)$.
Cho phương trình $x^2 + 4x + 3m - 2 = 0$, với $m$ là tham số
1. Giải phương trình với $m = -1$.
2. Tìm giá trị của $m$ để phương trình đã cho có một nghiệm $x = 2$.
3. Tìm các giá trị của $m$ để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ sao cho $x_1 + 2 x_2 = 1$.
Hướng dẫn giải:
1. Với $m = -1$, phương trình đã cho có dạng $x^2+4x-5=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{aligned} & x = 1\\ & x = -5 \end{aligned}\right.$.
2. Phương trình đã cho có một nghiệm $x = 2 \Rightarrow 12 + 3m - 2 = 0 \Leftrightarrow m = -\dfrac{10}3.$
3. Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì $\Delta' > 0 \Leftrightarrow m < 2$.
Gọi hai nghiệm của phương trình là $x_1$, $x_2$.
Để $x_1 + 2x_2 = 1$ và áp dụng định lí Vi-et, ta có: $\left\{ \begin{aligned} & x_1 + x_2 = -4\\ & x_1x_2 = 3m-2 \\ & x_1 + 2x_2 = 1 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & x_1 = -9\\ & x_2 = 5 \\ & 3m-2 = x_1x_2 \end{aligned}\right.$
$\Rightarrow 3m-2 = -45 \Leftrightarrow m =-\dfrac{43}3$.
Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình.
Khoảng cách giữa hai bến sông A và B là $32$ km. Một canô xuôi dòng từ bến A đến bến B rồi lập tức quay về bến A. Kể từ lúc khởi hành đến lúc về tới bến A hết tất cả $6$ giờ. Tính vận tốc canô khi nước yên lặng, biết vận tốc của dòng nước là $4$ km/h.
Hướng dẫn giải:
Gọi vận tốc của canô khi nước yên lặng là $x$ km/h ($x > 4$).
Vận tốc của canô khi xuôi dòng là $x + 4$ km/h.
Vận tốc của canô khi ngược dòng là $x - 4$ km/h.
Thời gian canô đi từ A đến B là $\dfrac{32}{x+4}$ giờ, từ B về A là $\dfrac{32}{x-4}$ giờ.
Vì thời gian cả đi lẫn về là $6$ giờ nên ta có phương trình:
$\dfrac{32}{x+4} + \dfrac{32}{x-4} = 6$
$\Leftrightarrow 3x^2 - 32x - 48 = 0$
$\Leftrightarrow x_1 = -\dfrac43$ (loại); $x_2 = 12$ (thỏa mãn).
Vậy vận tốc khi nước yên lặng là $12$ km/h.
(Quảng Ninh - 2020)
Cho đường tròn $(O; R)$ và $A$ là một điểm nằm bên ngoài đường tròn. Từ điểm $A$ kẻ hai tiếp tuyến $AB$ và $AC$ với đường tròn $(O)$ ($B$ và $C$ là hai tiếp điểm). Gọi $H$ là giao điểm của $AO$ và $BC$. Kẻ đường kính $BD$ của đường tròn $(O)$, $AD$ cắt đường tròn tại điểm thứ hai là $E$.
a. Chứng minh $ABOC$ là tứ giác nội tiếp.
b. Tính độ dài $AH$, biết $R = 3$cm, $AB = 4$cm.
c. Chứng minh $AE.AD = AH.AO$.
d. Tia $CE$ cắt $AH$ tại $F$. Chứng tỏ $F$ là trung điểm của $AH$.
Hướng dẫn giải:
a. Ta có $\widehat{ABO} = \widehat{ACO}=90^{\circ}.$
$\Rightarrow \widehat{ABO} + \widehat{ACO}= 180^{\circ}$.
$\Rightarrow ABOC$ nội tiếp.
b. $OA^2 = \sqrt{AB^2 + BO^2} = \sqrt{4^2+3^2} = 5$ cm.
$AB^2 = AH.AO \Leftrightarrow AH = \dfrac{AB^2}{AO} = \dfrac{16}5$ cm.
c. Ta có $\widehat{ACE} = \widehat{CDE}$ (cùng chắn cung $EC$) suy ra:
$\Delta AEC \sim \Delta ACD$ (g.g) $\Rightarrow \dfrac{AE}{AC} = \dfrac{AC}{AD} \Leftrightarrow AC^2 = AE.AD$ (1)
Xét $\Delta ACO$ vuông tại $C$ đường cao $CH$ ta có $AC^2 = AH.AO$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $AE.AD = AH.AO$.
d. Có $AH // CD \Rightarrow \widehat{FAD} = \widehat{CDA}$ (so le trong)
$\widehat{CDA} = \widehat{ACE} = \dfrac12 \ \text{sđ} \overset{\frown}{EC}$.
$\Rightarrow \Delta AFE \sim \Delta CFA$ (g.g) $\Rightarrow \dfrac{AF}{CF} = \dfrac{FE}{FA} \Leftrightarrow AF^2 = FC.FE$ (3)
Tứ giác $AEHB$ nội tiếp đường tròn đường kính $AB \Rightarrow \widehat{HED} = \widehat{HBA},$ $\widehat{DEC} = \widehat{DBC}$ (cùng chắn cung CD)
$\Rightarrow \widehat{HEC}= 90^{\circ}$.
Xét $\Delta FHC$ vuông tại $H$, đường cao $HE$ có $FH^2 = FC.FE$ (4)
Từ (3) và (4) suy ra $F$ là trung điểm của $AH.$
Cho $x$, $y$ là các số thực dương thỏa mãn $x + y \le 3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $Q = x^2 + y^2 - 9 x - 12 y + \dfrac{16}{2x+y} + 25.$
Hướng dẫn giải:
Ta có $Q = (1-x)^2 + (2-y)^2 + 2x + y + \dfrac{16}{2x+y} - 9(x+y)+ 20$
$= (1-x)^2 + (2-y)^2 + \left(\sqrt{2x+y} - \dfrac4{\sqrt{2x+y}}\right)^2 - 9(x+y) + 28$
$Q \ge 28-27 \Leftrightarrow Q \ge 1$.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $\left\{ \begin{aligned} & 1-x=0\\ & 2x+y=4 \\ & 2-y=0 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & x = 1\\ & y = 2 \end{aligned}\right.$.
Vậy GTNN của $Q$ bằng 1.