Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khối lượng riêng SVIP
I - Thí nghiệm
Thí nghiệm 1
Chuẩn bị: Ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là \(V_1=V,V_2=2V,V_3=3V\); cân điện tử.
Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng từng thỏi sắt tương ứng \(m_1,m_2,m_3\).
Bước 2: Ghi số liệu, tính tỉ số khối lượng và thể tích \(\dfrac{m}{V}\) vào bảng.
Kết quả khi \(V=25\) cm3.
Đại lượng | Thỏi 1 | Thỏi 2 | Thỏi 3 |
Thể tích (cm3) | \(V_1=V\) | \(V_2=2V\) | \(V_3=3V\) |
Khối lượng (g) | \(m_1=195\) | \(m_2=390\) | \(m_3=585\) |
Tỉ số \(\dfrac{m}{V}\) | \(\dfrac{m_1}{V_1}=7,8\) | \(\dfrac{m_2}{V_2}=7,8\) | \(\dfrac{m_3}{V_3}=7,8\) |
1. Nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt.
Tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt là như nhau.
2. Dự đoán về tỉ số này với các vật liệu khác nhau.
Tỉ số này với các vật liệu khác nhau thì khác nhau.
Thí nghiệm 2
Chuẩn bị: Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích là \(V_1=V_2=V_3=V\), cân điện tử.
Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng của thỏi sắt, nhôm, đồng tương ứng \(m_1,m_2,m_3\).
Bước 2: Tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích \(\dfrac{m}{V}\), ghi số liệu vào bảng.
Đại lượng | Thỏi 1 | Thỏi 2 | Thỏi 3 |
Thể tích (cm3) | \(V_1=V\) | \(V_2=V\) | \(V_3=V\) |
Khối lượng (g) | \(m_1=195\) | \(m_2=67,5\) | \(m_3=224\) |
Tỉ số \(\dfrac{m}{V}\) | \(\dfrac{m_1}{V_1}=7,8\) | \(\dfrac{m_2}{V_2}=2,7\) | \(\dfrac{m_3}{V_3}=8,96\) |
II - Khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng
Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
\(D=\dfrac{m}{V}\)
Trong đó:
- \(m\) là khối lượng
- \(V\) là thể tích
Đơn vị của khối lượng riêng: kg/m3 hoặc g/cm3 hay g/mL.
Đổi đơn vị:
1 kg/m3 = 0,001 g/cm3
1 g/cm3 = 1 g/mL
Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết được vật đó được cấu tạo bằng chất gì nhờ đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất.
❗Ngoài khối lượng riêng, người ta còn dùng đại lượng trọng lượng riêng.
Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng \(d\) của chất đó.
\(d=\dfrac{P}{V}\)
Trong đó:
- \(P\) là trọng lượng (N)
- \(V\) là thể tích (m3)
Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m3.
1. Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
\(D=\dfrac{m}{V}\)
2. Đơn vị thường dùng đo khối lượng riêng là kg/m3 hoặc g/cm3 hay g/mL:
1 kg/m3 = 0,001 g/cm3 ; 1 g/cm3 = 1 g/mL
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây