Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức về thể loại SVIP
Tri thức ngữ văn - Kí
I. Kí
- Tuỳ vào mục đích viết, sự bộc lộ cái tôi tác giả và cách thức tổ chức các phương tiện biểu đạt mà tác phẩm kí được gọi là tuỳ bút, tản văn, phóng sự hay là kí sự, truyện kí, hồi kí, nhật kí, du kí,...
- Ở tùy bút, chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người.
- Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, giàu sức gợi,...).
2. Tản văn
- Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể còn kết hợp nghị luận, miêu tả, nhằm thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống.
- Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tuỳ bút.
3. Yếu tố kết hợp giữa trữ tình và tự sự trong tùy bút và tản văn
- Với nhiệm vụ ghi chép sự thật của đời sống, từ đó bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết, cả tuỳ bút và tản văn đều cần có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
+ Yếu tố tự sự: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.
+ Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái “tôi” tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.
4. Truyện kí
- Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh bằng ngôn ngữ văn học.
- Truyện kí phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật,... Những tác phẩm như Sống như anh (của Trần Đình Vân viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi), Người mẹ cầm súng (của Nguyễn Thi viết về cuộc đời chị Út Tịch),... là những truyện kí tiêu biểu của thời kì chống Mỹ cứu nước.
- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu:
+ Truyện kí chú trọng tính xác thực về con người và sự kiện,... đồng thời sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc,... do nhà văn tưởng tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tác giả.
+ Ví dụ: Truyện kí Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi dựa trên câu chuyện có thật về người phụ nữ Nam Bộ anh hùng trong thời kì chống Mỹ cứu nước là chị Nguyễn Thị Út. Trên cơ sở sự việc và con người có thật ấy, để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn, Nguyễn Thi có những sáng tạo trong việc lựa chọn chi tiết, sắp xếp sự việc, tình huống, sử dụng lời kể, miêu tả tâm lí nhân vật,... Truyện kí Vào chùa gặp lại của Minh Chuyên cũng có sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu như vậy.
II. Cái "tôi" tác giả trong sáng tác văn học
- Là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả, thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình, tùy bút, tản văn,...
- Người đọc có thể cảm nhận ra cái “tôi” của tác giả trong tác phẩm qua quan niệm về cái đẹp; qua cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người; qua cách biểu đạt riêng giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ;...
III. Ngôn ngữ văn học
- Là ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm:
+ Tính biểu cảm, truyền cảm: có khả năng chứa đựng, khơi gợi nhiều tình cảm, cảm xúc.
+ Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng,... khiến câu văn, câu thơ hàm chứa, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị.
+ Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc.
- Ngôn ngữ trong tùy bút, tản văn còn có nét riêng của thể loại là: thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây