Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lí thuyết SVIP
ÔN TẬP KIẾN THỨC
1. Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản nào? Hãy tóm tắt đặc điểm của các loại, thể loại văn bản đó bằng một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp.
* Văn bản văn học
Truyện
- Có cốt truyện đa tuyến hoặc đơn tuyến.
- Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn biến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện.
- Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ gây chú ý hoặc sự thích thú đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- Tư tưởng được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,…
Thơ tự do
- Có thể có vần hoặc không vần.
- Nhịp điệu được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vần ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ.
- Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống.
- Thơ tự do có tinh thần tự do, tinh thần khai phóng làm điểm tựa cho mọi sự biến đổi về mặt hình thức.
* Nghị luận văn học
- Kiểu văn bản phi hư cấu, không xây dựng những hình tượng sống động như văn bản nghệ thuật.
- Văn bản đặt trọng tâm vào việc phát biểu quan điểm, thể hiện sự đánh giá, kiến giải của người viết.
- Văn bản cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí.
* Văn bản thông tin
Giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Văn bản được thực hiện nhằm làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân xuất hiện và những tác động tích cực hoặc tiêu cực có thể có đối với đời sống con người của một hiện tượng tự nhiên nào đó.
- Cấu trúc của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm các phần:
+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên.
+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
+ Phần kết thúc (không bắt buộc): thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.
- Cách sử dụng ngôn ngữ: từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể, động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái, từ ngữ miêu tả trình tự.
Giới thiệu một cuốn sách
- Trình bày khách quan những đặc điểm chung của cuốn sách: nhan đề; tác giả; loại, thể loại văn bản; đề tài; chủ đề; bố cục; nội dung chính (tóm tắt).
- Nêu cách nhìn (quan điểm, thái độ) của tác giả cuốn sách về đời sống; những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc điểm mới, thú vị của cuốn sách.
- Cần đảm bảo tính khách quan, tính cụ thể, tính chính xác.
2. Liệt kê các văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã học trong Ngữ văn 8, tập hai. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này.
Dựa vào những kiến thức đã học, nhớ lại các văn bản đã học và thực hiện yêu cầu trên:
- Giống nhau: Đều có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác.
- Khác nhau:
+ Cốt truyện đơn tuyến: Một câu chuyện tuyến tính.
+ Cốt truyện đa tuyến: Chuyện lồng trong chuyện.
3. Thơ tự do có những đặc điểm gì khác so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện các thể thơ này.
– Thơ tự do không chỉ bao gồm những bài thơ như: Đồng chí (Chính Hữu), Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Bếp lửa (Bằng Việt),... Một số bài thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ hiện đại (có thể thay đổi linh hoạt số tiếng trong một số câu hoặc số dòng ở một số khổ thơ) như Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo),... cũng có thể xem là thơ tự do (tuy không thật điển hình).
Thơ lục bát |
Thơ tự do |
Thơ bốn chữ |
Thơ năm chữ |
Thơ Đường luật |
||
Thất ngôn tứ tuyệt |
Thất ngôn bát cú |
|||||
Số tiếng trong câu |
Dòng lục 6 tiếng; dòng bát 8 tiếng |
Không cố định |
4 tiếng |
5 tiếng |
7 tiếng |
7 tiếng |
Số câu trong khổ |
Không giới hạn số lượng |
Không cố định |
Không giới hạn (thường bắt gặp hình thức 4 câu/1 khổ) |
Không giới hạn (thường bắt gặp hình thức 4 câu/1 khổ) |
4 câu/ bài |
8 câu/ bài |
Vần, nhịp thơ |
Vần: Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo. Nhịp thơ: Linh hoạt.
|
Không có quy tắc nhất định |
Vần: Khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Nhịp thơ: Linh hoạt (thường bắt gặp hình thức 2/2). |
Vần: Khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Nhịp thơ: Linh hoạt.
|
Vần: Cách gieo vần của thơ Đường luật là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần, còn gọi là độc vận. Vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.
Nhịp thơ: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau. Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3. |
Vần: Cách gieo vần của thơ Đường luật là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần, còn gọi là độc vận. Vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng. Nhịp thơ: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau. Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.
|
4. Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin phù hợp về những kiến thức tiếng Việt được củng cố và kiến thức tiếng Việt mới trong các bài ở học kì II. Nêu ví dụ minh hoạ cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt.
STT |
Bài học |
Kiến thức được củng cố |
Kiến thức mới |
1 |
Trợ từ |
Cách nhận biết trợ từ |
Tác dụng của trợ từ |
2 |
Thán từ + Biện pháp tu từ |
- Cách nhận biết thán từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng |
Hai loại thán từ chính |
3 |
Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ
|
- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy |
|
4 |
Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu
|
- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy - Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu |
|
5 |
Thành phần biệt lập
|
Cách nhận biết thành phần biệt lập |
Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết
|
6 |
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói |
Các kiểu câu tiếng Việt |
Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể |
7 |
Câu phủ định và câu khẳng định |
Các kiểu câu tiếng Việt
|
Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định |
* Dựa trên những gợi ý trên, học sinh lấy ví dụ minh họa.
5. Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và những đề tài mà em đã thực hành viết ở Ngữ văn 8, tập hai. Hãy lập một sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó.
Kiểu bài viết |
Yêu cầu |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
|
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm. - Nêu được chủ đề của tác phẩm. - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…). - Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện. |
Tập làm một bài thơ tự do
|
- Gieo vần linh hoạt hoặc không có vần. - Nhịp thơ linh hoạt. - Hình ảnh sinh động. - Biện pháp tu từ đa dạng. - Từ ngữ đặc sắc. - Cảm xúc chân thực. - Nội dung, ý nghĩa sâu sắc. |
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
|
- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ. - Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ. |
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên |
- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích. - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích. - Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn. - Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người. |
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống |
– Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể). – Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,...). – Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;...). – Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng. – Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí. |
Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích |
- Giới thiệu được những thông tin cơ bản để nhận diện cuốn sách: nhan đề; tác giả; loại, thể loại văn bản; đề tài; chủ đề; bố cục; nội dung chính (tóm tắt). - Nêu được những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc những điểm mới, thú vị của cuốn sách. - Nhấn mạnh được những đặc điểm gợi hứng thú đối với việc đọc, tìm hiểu cuốn sách. |
Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới |
- Lựa chọn một thể loại mà em có thể viết. - Hình dung về ý tưởng, cảm xúc (nếu em định làm thơ). - Viết tóm tắt đề cương cốt truyện: nhân vật, sự việc (mở đầu, diễn biến, kết thúc) nếu em viết truyện. - Dự kiến một hoặc một số nhan đề cho bài thơ, tác phẩm truyện,... mà em định viết. |
6. Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất? Vì sao?
Các đề tài nói và nghe đã thực hiện:
- Giới thiệu về một cuốn sách (truyện).
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học).
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay).
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân).
- Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân.
Học sinh trả lời về đề tài mà mình hứng thú dựa vào suy nghĩ, quan điểm của mình và giải thích lí do vì sao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây