Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương SVIP
00:00
1. Định lý
Định lý
Với hai số $a$ và $b$ không âm, ta có: $\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}$.
Mở rộng: Định lý trên có thể mở rộng cho tích của nhiều số không âm.
Với các số $a$,$b$ và $c$ không âm ta có: $\sqrt{a.b.c}=\sqrt{a}.\sqrt{b}.\sqrt{c}$.
Ví dụ: $\sqrt{16.25}=\sqrt{16}.\sqrt{25}=\sqrt{4^2}.\sqrt{5^2}=4.5=20$.
Lưu ý: $\sqrt{(-9).(-36)}$ xác định nhưng $\sqrt{-9}.\sqrt{-36}$ không xác định.
2. Áp dụng
a) Quy tắc khai phương một tích
Muốn khai phương một tích các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả lại với nhau.
Ví dụ: Tính: $\sqrt{49.1,44.25}$.
$\sqrt{49.1,44.25}=\sqrt{49}.\sqrt{1,44}.\sqrt{25}=7.1,2.5=42$.
@108278118522@@108278082598@@108278086471@
b) Quy tắc nhân các căn bậc hai
Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó.
Ví dụ: $\sqrt{5}.\sqrt{20}=\sqrt{5.20}=\sqrt{100}=10$.
Chú ý: Một cách tổng quát, với hai biểu thức $A$ và $B$ không âm ta có
$\sqrt{A.B}=\sqrt{A}.\sqrt{B}$.
Đặc biệt, với biểu thức $A$ không âm ta có
$(\sqrt{A})^2=\sqrt{A^2}=A$.
@108278084944@
OLMc◯2022
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây