Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Loại vi trùng quý hiếm (Phần 2) SVIP
Đọc kết nối chủ điểm
Loại vi trùng quý hiếm
A-zit Nê-xin (Aziz Nesin)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Đọc hiểu chi tiết.
1. Nhan đề.
2. Tình huống truyện – yếu tố gây cười trong văn bản.
3. Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự.
- Giáo sư là một người có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa và vô cùng khét tiếng, là một người vô cùng xuất chúng trong lĩnh vực này chính vì thế mà ông được rất nhiều người nể phục và ngưỡng mộ.
- Trong một lần đi thăm bệnh nhân cùng một đoàn trợ giáo và các sinh viên, giáo sư đã nhìn thấy một bệnh nhân mới, bệnh nhân này anh ta đau cả hai mắt và còn kêu nhức đầu liên tục. Khi nghe tới đó và quan sát hai hốc mắt sưng vù, tấy mủ của người bệnh, vị giáo sư không hề hé môi, chỉ xì ra một tiếng. Ngay lập tức, như đã quen với thái độ làm việc đó của giáo sư, đoàn tùy tùng đã tiến hành nghiên cứu gỉ mắt của bệnh nhân.
- Sau khi đưa gỉ mắt đi phân tích, phát hiện đây chính là loại vi trùng quý hiếm trên thế giới, ngài đã gọi tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến chiêm ngưỡng.
- Vị giáo sư đó còn nói rằng: “Cái thứ vi trùng gây bệnh này cứ phải hàng triệu bệnh nhân mới có một trường hợp may mắn thế này…”.
=> Câu nói này của vị giáo sư cho ta thấy được việc vị giáo sư này không hề quan tâm tới sức khỏe, lo cho tình trạng của bản thân mà chỉ quan tâm đến con vi trùng mình vừa tìm thấy.
=> Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập để làm nổi bật sự vô cảm, thờ ơ của vị giáo sư. Từ bệnh nhân là từ để chỉ những người đang chịu cơn đau từ thể xác tới tinh thần cụ thể trong văn bản người bệnh nhân đang đầy đau đớn với đôi mắt sưng mủ và cơn đau đầu dai dẳng nhưng lại được đặt với từ may mắn - một từ ngữ chỉ niềm vui sướng khi bất ngờ nhận được thứ gì đó (mang tính tích cực). Trong câu văn trên, đó là sự may mắn khi được con vi trùng quý hiếm gây bệnh cho mình.
=> Tác giả đã vẽ lên một hình ảnh con người, người được coi như một vị tiên, cứu giúp người dân đang đầy đau đớn kia lại chẳng mảy may quan tâm tới họ. Thứ vị giáo sư đó muốn đó là mau chóng công bố con vi trùng quý hiếm đó tới toàn nhân loại, phát hành cuốn chuyên khảo về loại côn trùng này.
- Tất cả các hành động và lời nói của vị giáo sư như “tới các giường bệnh chưa tới một phút”, hò reo sung sướng khi phát hiện ra loại vi trùng quý hiếm, nở một nụ cười hết cỡ khi những triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải y như ngài nói đã thể hiện ngài hoàn toàn chú ý tới loại vi trùng quý hiếm mà không một chút quan tâm tới sự đau đớn của người bệnh.
→ Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người vô cảm, thờ ơ, sẵn sàng làm những công việc có lợi cho bản thân của mình mặc kệ những con người ngoài kia đang phải chịu những đau đớn, khó khăn thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
III. Tổng kết.
1. Giá trị nội dung.
Phê phán, châm biếm sự thờ ơ, vô cảm của vị giáo sư và các cộng sự của ông. Vì khi đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên làm thì bác sĩ lại quên.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Sử dụng lối nói châm biếm, mỉa mai.
- Xây dựng chi tiết trào phúng trong đoạn trích.
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống.
IV. Trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1:
a, Hạng người mà ông giáo sư và các cộng sự của ông ta trong truyện hiện thân.
Ông giáo sư và các cộng sự của ông ta thuộc hạng người vô cảm, vô tình, làm khoa học một cách lạ lùng, thuần túy, không vì con người; họ xem cơn đau của bệnh nhân, những căn bệnh của con người là cơ hội để phát triển sự nghiệp, tiến thân; xem bệnh nhân chỉ như những con chuột bạch, những ca thí nghiệm, những vật hi sinh.
b, Thái độ của người kể chuyện với các nhân vật trong truyện (ông giáo sư và các cộng sự của ông ta) và căn cứ xác định thái độ của người kể chuyện.
Người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ ba, tuy chỉ đứng bên ngoài để quan sát, miêu tả nhưng thái độ phê phán, châm biếm dành cho ông giáo sư và các cộng sự của ông ta khá rõ ràng. Hành động máy móc, lời nói vô cảm của nhân vật ông giáo sư, tự nó toát lên tiếng nói phê phán, châm biếm. Mặt khác, người kể chuyện cũng mượn điểm nhìn của nhân vật ông bác sĩ để phô bày hành động, lời nói, tâm địa của ông ta.
Câu 2: Các yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản.
- Cũng như hài kịch, tiếng cười trong truyện của A-zít Nê-xin được tạo ra qua hình tượng nhân vật, tình huống thủ pháp và ngôn ngữ trào phúng.
- Tình huống trào phúng: Xuất hiện ngay trong nhan đề truyện Loại vi trùng quý hiếm. Đó là cụm từ/ thuật ngữ quan trọng trong lời nói, ý nghĩ và toàn bộ cách ứng xử của ông giáo sư bác sĩ. Và trên thực tế, ông giáo sư đã làm rất tốt để nuôi con vi trùng quý hiếm, hoàn toàn vô trách nhiệm, bỏ rơi người bệnh, sự bất chấp nguy hiểm đau đớn của họ. “Vị giáo sư khư khư giữ con vi trùng ấy không chỉ như một bảo vật mà còn là một kì tích cho sự phát hiện vĩ đại. Ngài và đoàn tùy tùng của ngài làm việc đến quên ăn, quên ngủ để duy trì sự sống cho nó. Con vi trùng được nhuộm màu, được phóng to gấp cả ngàn lần và tạo mọi điều kiện để tiến hành thí nghiệm trong các môi trường hóa chất và nhiệt độ khác nhau.”
- Đặc biệt, đọc đoạn thoại áp cuối, người đọc nhận ra sự tàn nhẫn đến mức kinh hoàng của vị giáo sư:
“- Bệnh nhân ra sao rồi?
- Anh ta hết đau rồi. - Bác sĩ điều trị đáp.
Giáo sư nhướng mày:
- Thế là thế nào?
Bác sĩ điều trị cụp mắt xuống:
- Anh ta mù rồi!
Vị giáo sư nở nụ cười hết cỡ:
- Tuyệt vời! Đúng như tôi đã nói, sau bốn mươi tám giờ nếu không vô hiệu hoá được vi trùng thì bệnh nhân tất nhiên sẽ mù và cơn đau sẽ dứt. Tôi chắc chắn là bệnh nhân hoàn toàn mất thị năng”, đúng không nào?”
- Về hình tượng nhân vật: Hình tượng ông bác sĩ được vẽ theo lối biếm họa, phóng đại một số nét, hành vi, lời nói khác thường.
- Về ngôn ngữ trào phúng:
+ Tác giả sử dụng thủ pháp nói ngược (tài năng, khả kính) ở đoạn kết để tăng độ chua chát, mặn mà sâu sắc của tiếng cười trào phúng:
“Vị giáo sư tài năng, khả kính cùng đoàn tùy tùng lại lũ lượt kéo trở lại phòng thí nghiệm nhãn khoa để tiếp tục công trình nghiên cứu về loại vi trùng quý hiếm.”
Câu 3: Nhận xét cách đặt nhan đề và cách sử dụng cụm từ Loại vi trùng quý hiếm trong văn bản.
- Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng cụm từ Loại vi trùng quý hiếm trong văn bản hoàn toàn nhằm mục đích châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.
- Đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại.
=> Điều này hoàn toàn là châm biếm vị giáo sư tự mãn này.
- Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên.
- Khi bệnh nhân đã bị mù thì ông ta lại tươi cười rạng rỡ khẳng định mình đã nói đúng về con vi trùng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây