Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên SVIP
I. PHÉP NÂNG LÊN LŨY THỪA
Lũy thừa bậc $n$ của số tự nhiên $a$ là tích của $a$ thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng $a$:
$a^n=\underset{n \text{ lần}}{\underbrace{a\cdot a\cdot...\cdot a}}$
$a^n$ đọc là "$a$ mũ $n$" hoặc "$a$ lũy thừa $n$", $a$ là cơ số, $n$ là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Chú ý:
⚡$a^1=a$.
⚡$a^2$ được gọi là $a$ bình phương (hay bình phương của $a$);
⚡$a^3$ được gọi là $a$ lập phương (hay lập phương của $a$).
⚡Các số 0, 1, 4, 9, 16, ... gọi là các số chính phương.
Ví dụ 1:
$2.2.2.2=2^4$
$2^4$ đọc là "hai mũ bốn" hoặc "hai lũy thừa bốn", cơ số là $2$ và số mũ là $4$.
Ví dụ 2:
$10^2=10.10=100$;
$10^3=10.10.10=1\,000$;
$10^4=10.10.10.10=10\,000$...
Chú ý: Với $n$ là số tự nhiên thì $10^n=1\,\underset{n \text{ số}}{\underbrace{00...0}}$
II. NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
$a^m.a^n=a^{m+n}$
Ví dụ 3:
a) $3^4.3^5=3^{4+5}=3^9$;
b) $2^3.16=2^3.2^4=2^{3+4}=2^7$.
III. CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
$a^m:a^n=a^{m-n}$ (với $a \ne 0,\,m \geq n$)
Chú ý: Người ta quy ước $a^0=1$ (với $a \ne 0$).
Ví dụ 4:
a) $5^7:5^2=5^{7-2}=5^5$
b) $27:3^2=3^3:3^2=3^{3-2}=3$
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây