Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
Nắng trưa
Nắng trưa cứ như từng dòng lửa xối xuống (mặt đất / đất liền).
Buổi trưa ngồi trong nhà (nhìn / coi) ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế?
Tiếng võng (kẽo kẹt / cót két) kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn à ơi... Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng (thiu thiu / khò khò) ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục à ơi. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mí mắt (khép / tịt) lại.
Con gà nào cất lên tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như (thiếp / ngủ) vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
Ấy thế mà mẹ phải (lấy / vơ) vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
(Theo Băng Sơn)
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Bầu trời thu trong xanh, cao ... ... .
Nghĩa của "nhục" trong câu sau có nghĩa là gì?
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Điền từ hoặc cặp từ trái nghĩa phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu.
1. Bạn Tiến xắn quần ống thấp ống .
2. Vì lo lắng cho Thảo, Phương lên xuống không yên.
3. Nhận được kết quả thi, Hương rất vui nhưng Linh lại .
4. Dù giành được nhiều giải thưởng lớn nhưng Vy vẫn rất chứ không hề .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Điểm giống nhau giữa "mũi thuyền" và "mũi người" là gì?
Điểm giống nhau giữa "mũi thuyền" và "mũi người" là .
- cùng chỉ bộ phận dùng để ngửi
- cùng chỉ bộ phận của cơ thể người, động vật
- cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước
Chọn những câu có từ "mắt", "chân", "đầu" là nghĩa gốc?
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. |
|
Bé đau chân. |
|
Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. |
|
Đôi mắt của bé mở to. |
|
Quả na mở mắt. |
|
Nước suối đầu nguồn rất trong. |
|
Xác định nghĩa của từ "đá" trong câu sau bằng cách nối.
Con ngựa đá (1) con ngựa đá (2), con ngựa đá (3) không đá (4) con ngựa.
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Theo TRUYỆN CỔ Ê-ĐÊ
Từ "chúng" nhắc đến đối tượng nào trong truyện?
Nhấp chuột để gạch chân sáu đại từ xưng hô xuất hiện trong bài ca dao sau.
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Cặp quan hệ từ "không những...mà còn..." trong câu sau biểu thị quan hệ từ gì?
Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
Thêm một vế câu vào chỗ trống để được một câu ghép:
"Mùa xuân đã về,...."
Trong các câu văn sau đây, đâu là câu ghép được nối bằng quan hệ từ?
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
"Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong ...".
Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.
Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới.
Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:
Khói về rứa ăn cơm với cá
Khói về ri lấy đá đập đầu
Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.
Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.
Theo NGUYỄN TRỌNG TẠO
Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa?
Dấu phẩy được dùng trong câu văn sau có tác dụng gì?
"Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn..".
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây