Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd)
Gạch chân dưới những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong văn bản trên:
Muốn hòa bình... phải nhân nhượng
Ai có súng dùng súng.
Càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta.
Thà hi sinh.
Nhất định không.
Ta phải hi sinh, đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng.
Thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta.
Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd)
Đoạn trích trên là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoạn trích trên có nội dung tương tự với tác phẩm nào?
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ có điểm gì giống nhau?
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị "chúa tỉnh" - mỗi viên công sứ(12) ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" - ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu Đ thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay sở làm tiền.
Trong đoạn văn trên, tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì?
Tác giả thể hiện tình cảm và thái độ gì trong đoạn văn sau?
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ, v.v... trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!' đó sao?
Tác giả đã sử dụng phương tiện gì để thể hiện tình cảm và thái độ của mình?
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ, v.v... trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ra đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!' đó sao?
Phần III - Kết quả của sự hi sinh trong văn bản Thuế máu có sử dụng yếu tố biểu cảm không?
Văn bản Hịch tướng sĩ có sử dụng yếu tố biểu cảm không?
Nước ta còn lâu mới là một xã hội tiêu thụ, nhưng một số tầng lớp đã sinh hoạt theo kiểu xã hội tiêu thụ, nên có thể bị những tai họa của cuộc sống thừa thãi. Ví dụ như tai họa hikikomori ở Nhật Bản.
Những người hikikomori, theo tác giả Shino Yuasa (AFP – 2003) là những người trên dưới 30 tuổi, bị một chứng bệnh tâm thần bí hiểm: họ sống cô đơn, tránh tiếp xúc xã hội, mất hết nghị lực, không muốn làm ăn gì cả. Tác giả đưa ra một số trường hợp cụ thể: Anh sinh viên Kurita 34 tuổi, hiện theo học một trường tư thục dạy tiếng Anh. Trước đó, trong 12 năm, anh sống như một ẩn sĩ ngày xưa, anh là hikikomori. Anh kể: “Tôi hầu như người âm phủ. Tôi cảm thấy mình như bị giam vào hầm tối.” Anh rất sợ gặp người khác, không bao giờ ra khỏi nhà từ năm 19 tuổi, chỉ gặp bố mẹ. Chương trình hàng ngày của anh là lấy đêm làm ngày, ngủ dậy vào lúc bốn giờ chiều, ăn điểm tâm vào buổi tối, suốt đêm xem ti vi và chơi điện tử, đến sáng thì đi ngủ.
Những chuyên gia về bệnh tâm thần ước tính là Nhật Bản có khoảng 3 triệu người hikikomori, thật là một bi kịch quốc gia! 17% trong số người bệnh được hỏi cho biết họ chỉ quanh quẩn trong nhà được thôi, không dám bước ra đường. 10% thậm chí không bước ra khỏi buồng mình. 20% bệnh nhân nam sử dụng bạo lực đối với người thân trong nhà.
Nhiều bố mẹ đau buồn vì có con là hikikomori. Ông Shimakuzi 61 tuổi ở Tokyo có con trai 28 tuổi bị bệnh này từ năm 22 tuổi. Ông không hiểu nguyên nhân tại sao. Ông bảo: “Khi cháu 27 tuổi, cháu dường như mất hết nghị lực. Một hôm, tôi thấy cháu ngồi trên giường, mắt nhìn trừng trừng. Từ đó cháu không rời phòng trừ khi đi mua thuốc lá và sách.” Theo ông Saito – chuyên gia bệnh này thì nguyên nhân bệnh chưa được rõ. Có trường hợp là do quan hệ với người khác có vấn đề, hoặc khi đi học bị bắt nạt. Đến 40% bệnh lí do không tìm ra. Ông Saito cho là bệnh do ảnh hưởng Khổng học tạo ra tập quán con cái lớn rồi (qua 20 tuổi) vẫn ở với bố mẹ để “báo hiếu”. Không như ở phương Tây, con cái đã lớn không ở với bố mẹ nữa. Ông Saito còn giải thích hiện tượng hikikomori là do thừa thãi, giàu có quá. “Là nước phát triển, Nhật Bản trở thành một xã hội giàu, người ta không nhất thiết phải đi làm kiếm sống.” Ông cho là biện pháp chữa cũng đơn giản thôi: Chỉ cần cho bệnh nhân gặp và hòa đồng với mọi người ngoài xã hội. Nhưng điều này cũng không phải dễ.
Việt Nam đâu phải Nhật Bản! Những hiện tượng hikikomori của Nhật Bản cũng cảnh báo các bậc cha mẹ không nên cho con cái miệt mài với ti vi, máy tính, cảnh báo các gia đình quá ư thừa thãi: tiền là quan trọng, nhưng không phải tất cả. Chẳng nên vì tiền mà mất cả con cái và mất cả đời mình!
(Trích Lãng du trong văn hóa Việt Nam – Hữu Ngọc, NXB Thanh niên, 2008)
Văn bản trên có sử dụng yếu tố biểu cảm không?
Chúng ta có mặt ở đây để bàn về một thảm kịch, một vụ bắn rơi máy bay dân dụng, và về cái chết của 298 con người vô tội.
Đàn ông, phụ nữ và rất nhiều trẻ em đã bị cướp đi mạng sống khi đang trên đường đi du lịch, về nhà, về với người thân yêu hay thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, chẳng hạn như hội nghị quốc tế về AIDS diễn ra ở Úc.
Từ thứ Năm tuần trước, tôi vẫn cứ nghĩ mãi về sự khủng khiếp đến mức nào mà họ phải chịu trong thời khắc cuối cùng, khi họ biết rằng máy bay đang chuẩn bị đâm xuống đất.
Họ có được nắm chặt tay với những người thân yêu, có được ôm con cái vào sát trái tim mình hay không? Họ có được nhìn vào mắt nhau vào giây phút cuối cùng để trao nhau lời vĩnh biệt không nói thành lời hay không? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Sự ra đi của gần 200 đồng bào của tôi đã để lại một vết thương lớn trong trái tim của dân tộc Hà Lan, gây ra nỗi đau, sự tức giận và tuyệt vọng. Đau vì mất đi những người thân yêu. Tức giận vì họ bắn hạ một chiếc máy bay dân sự. Và tuyệt vọng vì chứng kiến quá trình chậm chạp đến đau đớn của việc bảo vệ hiện trường và thu thập thi thể nạn nhân.
(Bài phát biểu của ông Timmermans - Ngoại trưởng Hà Lan
tại Liên hợp quốc sau khi máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraina)
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong câu văn sau?
Họ có được nắm chặt tay với những người thân yêu, có được ôm con cái vào sát trái tim mình hay không? Họ có được nhìn vào mắt nhau vào giây phút cuối cùng để trao nhau lời vĩnh biệt không nói thành lời hay không? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Tác giả đã sử dụng phương tiện gì để thể hiện tình cảm và thái độ của mình?
Họ có được nắm chặt tay với những người thân yêu, có được ôm con cái vào sát trái tim mình hay không? Họ có được nhìn vào mắt nhau vào giây phút cuối cùng để trao nhau lời vĩnh biệt không nói thành lời hay không? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
(1) | (2) |
Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ. | Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. |
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt. | Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! |
Chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả, chứ không thể mất nước, không thể làm nô lệ. |
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. |
Chúng ta cần phải đứng lên. | Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. |
Trong bảng trên, những câu ở cột (2) hay cột (1) diễn đạt giàu tính biểu cảm hơn?
(1) | (2) |
Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ. | Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. |
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt. | Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! |
Chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả, chứ không thể mất nước, không thể làm nô lệ. | Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ. |
Chúng ta cần phải đứng lên. | Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! |
(Trích Hịch tướng sĩ và Tuyên ngôn độc lập)
Điều gì khiến những câu văn ở cột (2) hay và hấp dẫn hơn cột (1)?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Văn nghị luận rất cần yếu tố . Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục hơn, vì có tác động mạnh mẽ tới của người đọc (người nghe).
- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ nghị luận của bài văn.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã theo một cái "nghiệp" vào người: "nghiệp" dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học "tủ". Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng "tủ".
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn,... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một "hãng" nào đó in ra độ 500 bài làm sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày nay phải đến trường?
(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm)
Vì sao đoạn văn trên không những có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã theo một cái "nghiệp" vào người: "nghiệp" dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học "tủ". Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng "tủ".
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn,... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một "hãng" nào đó in ra độ 500 bài làm sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày nay phải đến trường?
(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào?
Gạch chân dưới yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận sau:
Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã theo một cái "nghiệp" vào người: "nghiệp" dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học "tủ". Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng "tủ".
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn,... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một "hãng" nào đó in ra độ 500 bài làm sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày nay phải đến trường?
(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây