Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập: Dấu phẩy, hai chấm, ngoặc kép, gạch ngang SVIP
Chọn ba tác dụng của dấu phẩy.
Trong câu sau, dấu phẩy được sử dụng để làm gì?
Tuy trời rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
Chia các câu sau vào 2 nhóm.
- Để trở thành học sinh giỏi, tôi chăm chỉ học tập mỗi ngày.
- Khi trăng vừa lên, bọn trẻ xóm tôi đã ùa ra rước đèn.
- Phong trào thi đua học tập tốt, lao động tốt đã tạo ra những hiệu quả rất tích cực.
- Những món ăn tôi thích là: khoai tây chiên, gà rán, thịt kho, ốc luộc.
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Nhấp chuột để gạch chân hai câu văn chứa dấu phẩy có tác dụng là ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Nối câu văn với tác dụng của dấu phẩy được sử dụng trong câu ấy.
Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
(Điều ước của vua Mi-đát)
Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn sau:
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
(Lão Hạc)
Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”
(Hai cây phong)
Dấu hai chấm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
(Lão Hạc)
Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì?
Mẹ vẫn thường gọi yêu tôi là "bà cụ non".
Câu văn nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép đúng vị trí?
Cho đoạn văn sau:
Bạn Mai, tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất "chát chúa": "Tuần này, nếu tổ nào không có người mắc khuyết điểm thì thầy giáo chủ nhiệm sẽ cho cả tổ cùng thầy lên Hà Nội chơi vào sáng chủ nhật tới." Cả tổ xôn xao. Hùng "phệ" và Hoa "bột" tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.
Nhấp chuột để gạch chân dưới những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt:
chát chúa, xiếc thú, tổ trưởng, phệ, chủ nhiệm, bột
Cho đoạn văn sau:
Bạn Mai, tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất (1)"chát chúa": (2)"Tuần này, nếu tổ nào không có người mắc khuyết điểm thì thầy giáo chủ nhiệm sẽ cho cả tổ cùng thầy lên Hà Nội chơi vào sáng chủ nhật tới." Cả tổ xôn xao. Hùng (3)"phệ" và Hoa (4)"bột" tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.
Dấu ngoặc kép (2) được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Nhấp chuột để gạch chân ba dấu gạch ngang có tác dụng đánh dấu phần chú thích.
a) Chú hề vội tiếp lời:
- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.
Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.
Theo PHƠ-BO
b) Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
Theo ĐOÀN MINH TUẤN
Dấu gạch ngang trong trường hợp sau được dùng với tác dụng gì?
"Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ độn g cho các phong trào
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn."
Dấu gạch ngang nào sau đây có tác dụng đánh dấu phần chú thích trong câu? (Chọn 2 đáp án)
Dấu gạch ngang nào sau đây có tác dụng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây