Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Luyện tập tả con vật
(Kết bài)
* Kiến thức cần nhớ:
1. Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
Ví dụ:
Em rất yêu chú mèo Bông của em.
Milu như một người bạn thân thiết của em và em hứa sẽ chăm sóc cho chú thật tốt.
2. Kết bài mở rộng: Kết thúc bài viết bằng một số câu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,... của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
Ví dụ:
Ba mẹ em vẫn thường nói: "Không có một loài vật nào trung thành với chủ như loài chó.". Bây giờ, sau một thời gian được gắn bó với Vàng, em mới hiểu được sâu sắc điều đó. Nhưng không chỉ vậy, đối với em, con Vàng có một nét đẹp nữa, đó là sự dũng cảm và tinh khôn. Em quý và yêu con Vàng ở tất cả những nét đẹp ấy. Quả là một chú chó tuyệt vời!
Nhà triết học Albert Schweitzer từng nói: "Có hai cách để chạy trốn khỏi những nỗi thống khổ của đời: âm nhạc và mèo.". Thật vậy, kể từ khi có Bông bên cạnh, mỗi khi có chuyện không vui, chỉ cần vuốt ve và chơi đùa với chú ta là tâm trạng của em tốt lên rất nhiều. Em hứa sẽ cố gắng chăm sóc cho Bông thật tốt để em và Bông có thể ở bên cạnh nhau thật lâu.
1. Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Con thỏ trắng (trang 19 – 20)?
Chiền chiện bay lên
Đã vào mùa thu... Những đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đề, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ.
Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sống như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hoà. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời nên Thượng Đế đã hoá phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ.
Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc chim cũng kiếm ăn no nê trên bãi, trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có một sức thần thông rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây...
Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hoà đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên vừa thơ thói, thanh thản... Chim gieo niềm yêu dời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc... Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ.
Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng... Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót.
Theo NGÔ VĂN PHÚ
– Chiền chiện: nhiều nơi còn gọi là sơn ca.
– Đổ hồi: (âm thanh) phát ra từng hồi liên tục và dồn dập.
– Thơ thới (thư thái): tâm trạng nhẹ nhàng, dễ chịu, không có điều gì phải bận tâm.
– Thiên sứ: sứ giả của nhà trời, theo tưởng tượng của người xưa.
Kết bài của bài văn Con thỏ trắng
Còn em, em cứ thích đứng bên chuồng thỏ mà ngắm nhìn những con thỏ nhanh nhẹn và tinh khôn. Hôm nào đến phiên trực nhật, em sẽ đem nhiều lá sắn dây tươi cho thỏ ăn một bữa thật ngon.
2. Viết kết bài cho bài văn tả con vật mà em đã lập dàn ý:
a) Một đoạn kết bài mở rộng.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây