Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
ĐỀ BÀI: Làm sáng tỏ ý kiến sau: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". (Go-rơ-ki).
DÀN Ý:
I. MỞ BÀI
- Nêu vai trò của sách từ xưa đến nay, trong đời sống tinh thần của con người.
- Trích dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki.
II. THÂN BÀI
1. Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
a. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
b. Sách là kết quả của lao động trí tuệ.
c. Sách có sức mạnh vượt thời gian.
2. Sách mở rộng những chân trời mới.
a. Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới.
b. Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi.
c. Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.
3. Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.
a. Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách mà đọc, biết học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp trong sách.
b. Sách rất quan trọng nhưng chỉ học sách vở thì vẫn chưa đủ mà phải biết học cả trong thực tế.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định tác dụng to lớn của sách và việc đọc sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
BÀI MẪU:
Nhà văn Nga M. Go-rơ-ki từng phát biểu: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". Thật vậy, sách là một trong những phát minh ra đời sớm và vĩ đại của nhân loại. Sách không của là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người mà còn mở rộng những chân trời mới. Vì vậy mà cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.
Sách ra đời từ xa xưa với những hình thức tồn tại sơ khai nhất, gắn với sự ra đời của chữ viết và nhận thức ngày một nâng cao của con người. Ở Ai Cập, đó là những cuốn sách bằng đất sét, trên da động vật hay được việc tay trên giấy Papyrut. Ở Ấn Độ, sách được viết trên lá cây Bối, hoặc ghi trên đất nung. Ở Trung Hoa, đó là những con chữ được ghi trên thẻ tre, được khắc trên gỗ, trên đá. Sau này, khi kĩ thuật in ấn phát triển, sách in trở nên phổ biến và trở thành dạng thức tồn tại của sách cho tới ngày nay. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet, sách điện tử (e-book) ra đời cũng rất phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị hiếu.
Khi nhìn vào quá trình phát triển và các dạng thức tồn tại ấy của sách, ta có thể khẳng định rằng: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Mà trước hết, có thể khẳng định rằng, sách là sản phẩm của văn minh nhân loại. Bởi từ khi có nhận thức, tư duy và ngôn ngữ, con người không chỉ có nhu cầu giao tiếp trực tiếp mà còn có nhu cầu ghi chép, biểu đạt cảm xúc, lưu trữ lại những quan sát, khám phá, thể nghiệm của mình. Có ngôn ngữ, con người phát triển về mặt giao tiếp. Và nhờ giao tiếp, con người lại có nhu cầu ghi chép lại, sinh ra chữ viết và sách trở thành phương tiện lưu trữ hữu hiệu nhất. Như thế, sách ra đời gắn với quá trình tiến hóa của nhân loại: từ dã man đến văn minh, từ không có nhận thức đến nhận thức phức tạp về các hiện tượng đời sống.
Văn minh tạo ra những bước tiến dài trên hành trình phát triển của nhân lại. Và nhờ sách, con người có thể tạo ra những cuộc đối thoại phi không gian, phi thời gian. Không còn là giao tiếp trực tiếp mà con người có thể biểu đạt tư tưởng của mình. Không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giàu nghèo, những người muốn tiếp cận với cánh cửa của tri thức đều được sách mở rộng đón chào. Những đứa trẻ ở châu Phi, ở nửa kia bán cầu có thể biết đến Học thuyết của Anh-xtanh hay định luật New-tơn và ngược lại, những gia đình ở Mĩ có thể biết được đến những mảnh đời bất hạnh ở khắp thế giới, những cuộc cải cách, những phát minh,... là nhờ vai trò và sức mạnh kì diệu của sách. Sách còn tạo ra cuộc đối thoại phi thời gian bởi thế hệ sau, nhờ sách, tiếp thu tri thức của thế hệ trước mà cải biến và sáng tạo ra những tri thức mới, giúp xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Bởi thế, có thể khẳng định rằng, sách là phương tiện có sức mạnh vượt thời gian và không gian.
Sách chính là kết quả của lao động trí tuệ. Sách là kho tàng lưu trữ tiến bộ và văn minh nhân loại trong mọi lĩnh vực từ khoa học, xã hội, văn học, nghệ thuật,... Nhờ đâu thế hệ sau biết được lịch sử của ông cha, biết được những tên tuổi đóng góp cho nền văn minh nhân loại, biết được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của thời đại trước? Đó là nhờ kho tàng lưu trữ khổng lồ từ những cuốn sách. Thông qua sách, ta biết được những bí ẩn về nền văn minh Ai Cập - Lưỡng Hà, Hi Lạp - La Mã cổ đại, ta biết được những cuộc xâm lược thuộc địa, thời kì đêm trường trung cổ hay sự hưng suy của các thời đại,... Thông qua sách, ta biết được Ê-đi-xơn đã thực hiện hàng nghìn thí nghiệm mới ra đời được phát minh thành công, ta biết được những cuộc binh đao của các triều đại ở Trung Quốc hay của dân tộc mình, của những kì quan thế giới, của những hiện tượng lạ lùng, ... Thông qua sách, ta biết được trí tưởng tượng và tài năng của các nghệ sĩ trong việc sáng tạo ra các kiệt tác nghệ thuật,... Như vậy, sách là nơi hội tụ của tri thức mọi lĩnh vực, là sản phẩm của văn minh nhân loại.
Chính nhờ những ưu việt của sách, ta cũng có thể đi đến kết luận, sách giúp ta mở rộng những chân trời. Sách không chỉ giúp cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới. Mà sách còn giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi. Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh cho những ước mơ khát vọng. Những câu chuyện về người nguyên thủy muốn được cất cánh bay như cánh chim đến việc phát minh ra máy bay và những phương tiện có thể du hành vũ trụ là cả bước tiến dài. Nếu không nhờ có sách nuôi dưỡng và thôi thúc ước mơ, biến thành hành động thì khó mà đạt được những văn minh kì diệu ấy.
Nhờ sức mạnh kì diệu của sách mà con người tiến được những bước tiến dài, vì vậy mà cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. Ta cần biết chọn lọc để đọc sách có hiệu quả và phải biết kết hợp "học đi đôi với hành".
Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách mà đọc, biết học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp trong sách. Điều này cũng tương tự như câu "Chọn bạn mà chơi". Sách của nhân loại thì nhiều, mỗi năm có hàng triệu cuốn sách được xuất bản nhưng không phải cuốn nào cũng có giá trị. Vả chăng, mỗi người có tầm hiểu biết và mối quan tâm tới một số vấn đề nhất định nên việc đọc có chọn lọc, đọc sao cho có hiệu quả cũng là vấn đề rất quan trọng.
Đọc sách mà không gắn với thực tiễn thì chẳng khác nào tích lũy mớ lý thuyết suông cho đầy bồ, cho nhiều chữ. Cái hay, cái đẹp, cái chắt lọc được từ sách phải được hấp thụ vào trong bản thân và được vận dụng thành những thành quả. Ta có thể đem được những thứ ta đọc, học được truyền lại cho người khác, hoặc sáng tạo ra một sản phẩm mới... Có như vậy mới có thể "Học đi đôi với hành", nhào nặn những kiến thức quý báu trong sách tạo ra sản phẩm có giá trị.
Mark Twain từng nói: "Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc". Như vậy sách là vô cùng quan trọng với nhân loại. Đọc sách không phải để chứng tỏ mình hiểu biết hơn người mà để thay đổi và nâng cao nhận thức của bản thân, giúp ích được cho xã hội. Nhận định của M. Go-rơ-ki về sách là hoàn toàn đúng đắn. Những nhận định trên đều thôi thúc và cổ vũ con người khám phá những chân trời tri thức mà sách mang lại....
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây