Bài học cùng chủ đề
- 1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931
- 2. Phong trào cách mạng 1936 - 1939
- 3. Sự chuẩn bị của nhân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
- 4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Phong trào cách mạng 1936 - 1939
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 SVIP
I. Phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1939
1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới (1929 - 1933):
+ Kinh tế công - nông nghiệp ngày càng sa sút, đồn điền, nhà máy bị phá sản, giá cao su, thóc, gạo xuất khẩu giảm mạnh.
+ Thực dân Pháp tăng thuế, sa thải, giảm lương, tăng giờ làm đối với công nhân, viên chức.
=> Đời sống nhân dân cực khổ, bần cùng, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc:
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
=> Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời lãnh đạo cách mạng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc.
* Diễn biến chính:
- Đầu năm 1930:
+ Một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động với mục tiêu cải thiện đời sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế.
+ Một số phong trào: cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm Bến Thuỷ (Vinh, Nghệ An).
- Từ tháng 5 - 1930: phong trào phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước: bãi công của công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), khu mỏ Hồng Gai (Quảng Ninh), biểu tình của nông dân Thái Bình, Hà Nam, Gia Định,...
- Ngày 1 - 5 - 1930: công nhân và các tầng lớp nhân dân đoàn kết với vô sản thế giới rải truyền đơn, treo cờ Đảng.
- Tháng 9 và tháng 10 - 1930 phong trào đạt đỉnh cao, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Nông dân ở Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu,... cùng công nhân ở Vinh - Bến Thuỷ làm chính quyền thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã.
Hình 1. Lược đồ cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931)
+ Chính quyền Xô viết được thành lập ở một số nơi và ban hành nhiều chính sách tiến bộ.
+ 12 - 9 - 1930: hơn 8000 nông dân Hưng Nguyên biểu tình và bị thực dân Pháp ném bom tàn sát.
Hình 2. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (tranh sơn dầu của hoạ sĩ Nguyễn Đức Nùng)
* Kết quả: đầu năm 1931, thực dân Pháp tập trung lực lượng khủng bố, nhiều tổ chức của Đảng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt giữ, phong trào cách mạng 1930 - 1931 tạm thời lắng xuống.
* Ý nghĩa:
- Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, tinh thần yêu nước và khả năng cách mạng của nhân dân Việt Nam.
- Hình thành khối liên minh công - nông.
- Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.
Hình 3. Tượng đài Xô Viết Nghệ - Tĩnh (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây