Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần II. Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á SVIP
II. Trung Quốc
* Hoàn cảnh phong trào cách mạng: dưới tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1919 - 1945 phát triển mạnh mẽ.
* Sự kiện chính của phong trào 1919 - 1945:
- Ngày 4 - 5 - 1919: phong trào Ngũ tứ (lấy tên theo ngày bùng nổ) bùng nổ ở Bắc Kinh, nhằm chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
+ Thành phần tham gia: học sinh, sinh viên, công nhân, thương nhân.
+ Quy mô: phong trào lan rộng ở 22 tỉnh và 150 thành phố.
+ Khẩu hiệu: "Trung Quốc của người Trung Quốc", "Phế bỏ Hiệp ước 21 điều",...
+ Tác động:
- Tạo điều kiện cho sự truyền bá Chủ nghĩa Mác.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
- Thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hình 1. Sinh viên Bắc Kinh biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn trong phong trào Ngũ tứ
- Tháng 7 - 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Giai đoạn 1926 - 1927: Chiến tranh Bắc phạt, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chống các tập đoàn quân phiệt.
- Giai đoạn 1927 - 1937: nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
- Giai đoạn 1937 - 1945: Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác, thực hiện kháng chiến chống Nhật.
III. Ấn Độ
* Tình hình trong nước:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ấn Độ vẫn là thuộc địa của Anh.
- Phong trào chống thực dân Anh phát triển với sự tham gia của công nhân, nhân dân lao động.
* Diễn biến phong trào cách mạng:
- Lãnh đạo: tháng 4 - 1920, M.Gan-đi được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp tự trị toàn Ấn Độ.
- Phương châm hoạt động: bất bạo động, bất hợp tác.
- Nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá, giáo dục của Anh, không làm việc cho Anh.
- Năm 1925: Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
- Năm 1930: Nhân dân Ấn Độ thực hiện "Hành trình muối", chống độc quyền sản xuất muối của Anh.
- Giai đoạn 1939 - 1945: Đảng Quốc đại và M.Gan-đi lãnh đạo phong trào phản đối Ấn Độ tham gia chiến tranh, đòi Anh "Rời Ấn Độ".
* Kết quả: thực dân Anh từng bước trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.
IV. Đông Nam Á
* Khuynh hướng vô sản
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á từng bước trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Một loạt các Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản In- đô-nê-xi-a (5 - 1920), Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930), các Đảng Cộng sản Mã Lai và Xiêm (4 - 1930), Đảng Cộng sản Phi-líp-pin (11 - 1930).
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào đấu tranh của các nước bùng lên mạnh mẽ:
+ Cuộc khởi nghĩa tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a.
+ Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.
Hình 2. Cao trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931
* Khuynh hướng dân chủ tư sản:
- Có bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX.
- Xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng rãi như: Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, Phong trào Tha-kin ở Miến Điện, Liên minh Thanh niên Ma-lay-a ở Mã Lai,...
* Phong trào chống Pháp ở Đông Dương: được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
* Phong trào giành độc lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):
- Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thời gian này phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1940, quân phiệt Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, nhân dân Đông Dương vừa chống Pháp vừa chống Nhật.
- Năm 1945, lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, cách mạng bùng nổ.
- Kết quả: cách mạng thành công, một số quốc gia tuyên bố độc lập: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây