Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Nội dung
- Phân tích một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.
2. Nguồn tư liệu
- Thông tin sách, báo, tạp chí,... về ngành thương mại, du lịch.
- Căn cứ vào các Quyết định của Chính phủ để xác định một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch. Gợi ý:
+ Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
+ Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
+ Quyết định số 493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030.
3. Gợi ý nội dung tìm hiểu
a) Một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại
- Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín.
- Phát triển thương mại điện tử.
- Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam.
- Đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu.
b) Một số xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch
- Phát triển du lịch bền vững.
- Đa dạng hoá loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch y tế,...)
4. Hướng dẫn tìm hiểu
a) Ngành thương mại
- Phát triển mạnh thương mại điện tử: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2021 đạt 27%/năm và chiếm gần 7% thị trường bán lẻ trong nước (năm 2021). Kênh mua sắm đa dạng, thị trường mở rộng, trao đổi hàng hoá thuận tiện đã tạo nên xu hướng tiêu dùng mới. Thương mại điện tử được định hướng trở thành hình thức buôn bán chủ đạo, được đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người kinh doanh và tiêu dùng.
- Đa dạng hoá loại hình kinh doanh: Chuyển dịch theo hướng văn minh, hiện đại. Các cơ sở bán hàng tiên tiến như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi có hầu hết ở các tình, thành phố. Các hình thức kinh doanh ngày càng đa dạng: bán hàng lưu động, bán hàng khi phát sóng trực tiếp,... Sản phẩm được xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lí và ứng dụng công nghệ tiên tiến (mã QR, mã vạch 2 chiều,...).
b) Ngành du lịch
- Phát triển du lịch bền vững: Hoạt động du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc. Du lịch xanh, du lịch trách nhiệm ngày càng được ưa chuộng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây