Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Môi trường truyền âm
1. Sự truyền âm trong chất khí
Đặt hai chiếc âm thoa gần nhau. Gõ mạnh vào một chiếc âm thoa. Thấy chiếc âm thoa còn lại cũng dao động và phát ra âm.
Hiện tượng này chứng tỏ âm truyền được trong chất khí.
Nhận xét: Biên độ dao động của âm thoa thứ hai nhỏ hơn biên độ dao động của âm thoa được gõ vào. Như vậy, độ to của âm giảm dần trong khi lan truyền.
2. Sự truyền âm trong chất rắn
Bạn học sinh thứ nhất gõ nhẹ xuống mặt bàn, ở phía cuối bàn, bạn học sinh thứ hai áp tai xuống mặt bàn và nghe thấy tiếng gõ.
Nhận xét: Âm cũng truyền được trong môi trường chất rắn.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
Đặt một nguồn âm (chuông) vào trong một chiếc hộp đựng nước và áp sát tai vào mặt nước để nghe được âm phát ra.
Nhận xét: Âm truyền đến tai qua môi trường chất lỏng.
4. Âm có truyền được trong chân không không?
Đặt một chuông điện trong một bình thủy tinh kín. Cho chuông kêu rồi rút dần không khí trong bình ra thấy.
Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe càng nhỏ.
Khi trong bình gần như hết không khí (chân không), hầu như không nghe thấy tiếng chuông kêu nữa.
Sau đó, nếu lại cho không khí vào bình thuỷ tinh, ta lại nghe thấy tiếng chuông.
Nhận xét: Âm không truyền được trong chân không.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng to.
5. Vận tốc truyền âm
Trong các môi trường khác nhau, âm truyền đi với tốc độ khác nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố.
Bảng dưới đây cho biết tốc độ truyền âm trong một số chất ở 20oC.
Không khí | Nước | Thép |
340 m/s | 1500 m/s | 6000 m/s |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây