Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Khái quát về vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
a. Vũ Trụ
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
- Mỗi thiên hà là một tập hợp rất nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (có Trái Đất) có tên là Dải Ngân Hà.
Dải Ngân Hà.
b. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm, các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có tám hành tinh là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Hệ Mặt Trời.
Vị trí các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
c. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km.
⇒ Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyến động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời => Những hệ quả địa lí.
Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa quay quanh Mặt Trời.
2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
a. Sự luân phiên ngày đêm
- Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.
- Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.
⇒ Hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
b. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương:
+ Ở cùng 1 thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau.
+ Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
⇒ Không thuận tiện trong đời sống xã hội.
- Giờ khu vực:
+ 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
+ Các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất 1 giờ => giờ múi.
+ Giờ quốc tế: múi số 0.
+ Việt Nam: múi giờ số 7.
+ Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o. (Đi từ T → Đ qua kinh tuyến 180o thì lùi lại 1 ngày lịch. Đi từ T → Đ qua kinh tuyến 180o thì tăng thêm 1 ngày lịch).
Các múi giờ.
c. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit.
- Hệ quả:
+ Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
+ Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn...
Lực Cô-ri-ô-lít tác động đến các loại gió trên Trái Đất.
1. Vũ trụ là không gian vô tận. Trong vũ trụ bao la có vô số Thiên Hà. Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà.
2. Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời. Trái Đất có hình cầu và hơi dẹt ở hai cực.
3. Trái Đất không ngừng quanh quanh trục tưởng tượng. Trong quá trình tự quay, Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o 33'. Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau và tạo ra các múi giờ khác nhau. Lực làm lệch hướng các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất gọi là lực Cô-ri-ô-rít.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây