Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
1. Nguyên nhân bùng nổ
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
- Số lượng quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước khá phổ biến. Quan lại, cường hào đàn áp bóc lột nhân dân vô cùng dã man.
- Trong khi đó, ở triều đình, tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, khét tiếng tham nhũng.
=> Hậu quả:
- Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ.
- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn
- Thời gian: năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
- Căn cứ:
+ Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai).
+ Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định).
- Chủ trương: "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xoá nợ cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế.
- Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc Chăm, Ba-na, thợ thủ công, thương nhân…
II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
1. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
a. Diễn biến
- Tháng 9/1773, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Biết tin quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh phái quân đánh vào Phú Xuân, chúa Nguyễn không chống nổi, phải vượt biển vào Gia định.
- Nghĩa quân Tây Sơn rơi vào thế bất lợi: phía Bắc là quân Trịnh, phía Nam là quân chúa Nguyễn. Do vậy, Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.
- Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân đã 4 lần đánh vào Gia định. Năm 1777 Tây Sơn bắt và giết được Chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
a. Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh sau khi chạy thoát đã cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến
- Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.
+ 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang).
+ 3 vạn quân bộ đi qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Quân ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch.
c. Kết quả
Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
d. Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc.
- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
1. Hạ thành Phú Xuân - Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
- Sau khi tiệt diệt quân xâm lược Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn có ý định tiêu diệt nốt chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Đặc biệt, khi đó quân Trịnh đóng ở Phú Xuân lại kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận.
- Hè 1786 Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân.
- Tháng 6/1786, nghĩa quân hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Sau đó, Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", tiến thẳng ra Đàng Ngoài.
- Giữa 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị bắt, chính quyền họ Trịnh chấm dứt tồn tại sau hơn 200 năm. Sau đó Nguyễn Huệ giao lại chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.
=> Như vậy, với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, quân Tây Sơn đã phá bỏ ranh giới sông Gianh, tạo điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Nguyễn Hữu Chỉnh ở ngoài Bắc lộng quyền chống Tây Sơn, do vậy, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó Nhậm lại ra mặt chống Tây Sơn.
- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà được nhiều sĩ phu giúp sức
VI. Tây Sơn đánh tan quân Thanh
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
a. Hoàn cảnh
- Lê Chiêu Chống cầu cứu nhà Thanh.
- Năm 1788 Tôn Sĩ Nghị, đem 29 vạn quân tiến vào nước ta.
b. Chuẩn bị của nghĩa quân Tây Sơn
- Trước thế giặc mạnh, nghĩa quân tạm rút khỏi Thăng Long.
- Lập phòng tuyến có quân bộ ở Tam Điệp, quân thủy đóng ở Biệt Sơn. Quân thủy bộ liên kết chặt chẽ, vững chắc.
2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
- Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.
- Đêm 30 Tết âm lịch, quân của Quang Trung vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.
- Đêm mồng 3 tết, nghĩa quân bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín - Hà Nội). Quân địch hoảng sợ, vội đầu hàng.
- Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội) khiến cho đội quân của Sầm Nghi Đống bị tiêu diệt tan tác, Tôn Sĩ Nghị nghe thấy vậy cũng hoảng sợ, vội vàng bỏ chạy sang Gia Lâm.
- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.
3. Nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa phong trào nông dân Tây Sơn
a. Nguyên nhân
- Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta và nghĩa quân Tây Sơn.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
b. Ý nghĩa
- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây