Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Khi vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng. Các chuyên gia bản đồ phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất với địa hình phức tạp lên bề mặt quả Địa Cầu, rồi từ đó chuyển lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.
- Khi chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên bề mặt phẳng, các lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất.
⇒ Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ mà các chuyên gia chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.
- Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau.
- Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có thể đúng diện tích nhưng sai hình dạng hoặc có thể đúng hình dạng nhưng sai diện tích. Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.
2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
- Hệ thống các kí hiệu bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ.
- Kí hiệu bản đồ chứa đựng các nội dung cần phản ánh về mặt vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển,... trong không gian.
- Kí hiệu bản đồ được chia thành:
+ Các loại kí hiệu bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Các dạng kí hiệu bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.
- Khi đọc bản đồ, ta cần phải đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.
3. Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ là yếu tố để xác minh mức độ thu nhỏ khoảng cách khi di chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- Để đo khoảng cách giữa hai điểm, ta thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định vị trí 2 điểm cần đo.
+ Đặt 2 đầu của compa hoặc mép thẳng của tờ giấy sát 2 điểm cần đo và dùng bút đánh dấu 2 điểm đó lên giấy.
+ Giữ nguyên độ rộng của compa hoặc mảnh giấy và đặt lên thước tỉ lệ.
4. Phương hướng trên bản đồ
- Các hướng chính trên bản đồ được quy định như sau:
- Có hai cách xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến và dựa vào mũi tên chỉ hướng trên bản đồ.
- Riêng bản đồ Nam cực các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc và bản đồ Bắc cực các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam.
5. Một số bản đồ thông dụng
- Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm:
+ Nhóm bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể bề mặt đất như địa hình, đất, sinh vật, dân cư, giao thông,... (Ví dụ: bản đồ địa lí tỉnh Nghệ An, bản đồ địa lí Thành phố Hà Nội,...).
+ Nhóm bản đồ chuyên đề có nội dung thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí (Ví dụ: Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam).
1. Khi vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng bằng các phép chiếu bản đồ. Với các phép chiếu bản đồ khác nhau, mạng lưới kinh vĩ tuyến sẽ có các đặc điểm khác nhau.
2. Hệ thống kí hiệu trên bản đồ là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ, dùng để thể hiện các đối tượng địa lí.
3. Tỉ lệ bản đồ là yếu tố xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây