Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Những thay đổi của bản thân
- Em hãy chia sẻ với bạn về những thay đổi của bản thân theo các gợi ý dưới đây:
+ Những thay đổi của bản thân em so với lúc còn là học sinh tiểu học: chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt, giọng nói, sở thích;
VD:
- Về chiều cao: Tăng 30cm.
- Về vóc dáng: Cao hơn nên người trông dáng người thanh mảnh hơn.
- Về khuôn mặt: Không thay đổi.
- Về giọng nói: Không thay đổi.
- Về sở thích: Thay vì thích chơi búp bê, kết vòng,... thì khi lên THCS em thích phim ảnh và du lịch hơn.
+ Những đặc điểm mà em thấy hài lòng với bản thân.
VD:
- Cao hơn.
- Tích cực hơn trong học tập và sinh hoạt.
- Hãy mô tả bạn thân em thông qua ô cửa về bản thân theo gợi ý:
+ Trang trí ô cửa bằng những từ hoặc hình ảnh nói về đặc điểm của bản thân: đặc điểm loại hình, sở thích, tính cách, thói quen, ước mơ;
+ Chia sẻ các ô cửa đó và chỉ ra các đức tính của bản thân.
VD:
Với ô cửa số 1, vì em mới chỉ tiếp xúc với thầy cô và các bạn trong thời gian ngắn nên những thông tin mà mọi người biết về em có lẽ cơ bản chỉ có 3 điều: tên gọi (Vân Anh), mơ ước (Làm cô giáo) và sở thích (Ca hát).
Với ô cửa số 2, qua lần này em muốn chia sẻ với mọi người thêm về bản thân mình. Bên cạnh sở thích ca hát, em còn thích khám phá những món ăn ngon, tự làm bánh, du lịch và phim ảnh.
Với ô cửa số 3, điều mà em mơ ước về bản thân có thể bao gồm 2 điều chính như sau. Thứ nhất, em muốn học thật giỏi để sau này đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành một cô giáo. Thứ hai, em muốn có cho mình một tiệm bánh ngọt.
2. Phát huy điểm tốt của bản thân
Vẽ bàn tay theo mẫu và điền vào mỗi ngón tay một nội dung sau:
+ Ngón cái: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng.
+ Ngón trỏ: Một mục tiêu mà em đặt ra trong năm học này.
+ Ngón giữa: Một điều em mong ước về bản thân.
+ Ngón áp út: Một điều quan trọng với em.
+ Ngón út: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy chưa hài lòng.
VD:
3. Chân dung của em trong tương lai
- Hãy hình dung khi trở thành người lớn em sẽ là người như thế nào?
VD: Khi trở thành người lớn, em sẽ là một giáo viên dạy môn Ngữ văn. Em sẽ có một gia đình nhỏ hạnh phúc luôn ủng hộ em trong công việc của mình.
- Em có những điểm tốt nào để thực hiện mong muốn đó?
VD: Em có khả năng học môn Ngữ văn khá tốt, điểm Văn lúc nào cũng là điểm cao nhất. Bên cạnh đó, em còn có niềm hứng thú đọc những cuốn sách về văn học.
- Em có những điểm nào cần điều chỉnh?
VD: Em cần điều chỉnh sự lười biếng của mình vì bản thân vẫn còn ham chơi.
4. Xây dựng kế hoạch tự rèn luyện bản thân
Lập kế hoạch rèn luyện bản thân, phát huy những thế mạnh của bản thân để trở thành người mà em mong muốn.
VD:
Ngày trong tuần | Hoạt động |
Thứ hai | Học trên lớp, hoàn thành bài tập. |
Thứ ba | Học trên lớp, hoàn thành bài tập. |
Thứ tư | Học trên lớp, hoàn thành bài tập. |
Thứ năm | Học trên lớp, hoàn thành bài tập. Tham gia hoạt động CLB đọc sách. |
Thứ sáu | Học trên lớp, hoàn thành bài tập. |
Thứ bảy | Đọc một cuốn sách. |
Chủ nhật | Đọc một cuốn sách. Chuẩn bị bài cho tuần tiếp theo. |
5. Những người bạn tốt
Quan sát các bức tranh và cùng thảo luận:
+ Nội dung của hai bức tranh thể hiện điều gì?
Nội dung của hai bức tranh thể hiện sự giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống giữa những người học sinh.
Ở bức ảnh 1 đó là hai bạn đang giúp nhau trong học tập, chỉ nhau học bài.
Ở bức ảnh 2 đó là hai bạn giúp nhau trong cuộc sống, cõng bạn khi bạn bị thương.
+ Người bạn tốt thường có tính cách gì?
Người bạn tốt là người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ,... bạn của mình.
+ Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như thế nào?
Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau một cách tôn trọng, thắng thắn, sẵn sàng, chân thành.
6. Xử lý tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè
Quan sát bức tranh, xây dựng tình huống và thảo luận cách xử lý tình huống phù hợp.
VD:
Tình huống: Bạn trai hiểu lầm người bạn gái không tôn trọng mình khi không hỏi ý kiến mà đã tự mình thưc hiện hoạt động nhóm.
Giải quyết:
+ Hai bạn cần nói chuyện thẳng thắn về vấn đề.
+ Cần biết lắng nghe, sẵn sàng nhận lỗi.
+ Sau khi giải quyết không nhắc lại hiểu lầm đó nữa.
7. Những điểm đáng yêu ở bạn của em
- Tìm hiểu về những điểm đáng yêu ở người bạn của em.
VD:
+ Luôn giúp đỡ em không ngại khó khăn.
+ Chia sẻ mọi chuyện với em.
+ Hay tặng đồ ăn cho em.
- Chia sẻ với bạn về điểm đáng yêu đó.
Thông điệp
- Trong quá trình trưởng thành có nhiều thay đổi ở bản thân em từ về ngoài đến cảm xúc suy nghĩ.
- Cách xử lý tình huống mâu thuẫn một cách tích cực để giữ gìn tình bạn và giúp chúng ta ngày càng trưởng thành hơn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây