Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (phần 3) SVIP
4. Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
c. Dịch vụ:
- Ngành dịch vụ phát triển nhanh.
- Các lĩnh vực dịch vụ thế mạnh: thương mại, tài chính ngân hàng, giao thông đường thủy, logistics, du lịch.
* Thương mại:
- Hoạt động nội thương phát triển đa dạng (chợ nổi trên sông, trung tâm thương mại, siêu thị,...).
- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng đầu là gạo, thủy sản ướp đông và rau quả.
* Tài chính ngân hàng:
- Phát triển rộng rãi, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để sản xuất và kinh doanh.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Cần Thơ là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất vùng.
* Giao thông vận tải:
- Đường thủy phát triển rộng khắp, đảm nhiệm vai trò quan trọng hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hóa của vùng.
- Đường bộ được đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc.
- Hệ thống cảng biển và cửa khẩu thuận tiện; các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông được nâng cấp.
* Logistics:
- Được chú trọng phát triển, hỗ trợ hiệu quả hoạt động giao thông vận tải, thương mại, xuất khẩu nông sản và thủy sản,...
- Cần Thơ là trung tâm logistics của vùng.
* Du lịch:
- Là ngành kinh tế thế mạnh của vùng, nhất là các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Phú Quốc và Cần Thơ là hai trung tâm du lịch của vùng có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
5. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích hơn 16 nghìn km2 (5% diện tích cả nước).
- Dân số: 6,1 triệu người (6,2% số dân cả nước).
- Đóng góp 4% GDP cả nước.
- Bao gồm: Thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
- Thế mạnh: Sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất điện; phát triển du lịch; giao thông đường biển, đường sông, đường hàng không,...
- Trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản; đóng góp quan trọng vào xuất khẩu nông sản và thủy sản cả nước ⇒ thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Định hướng phát triển:
+ Tập trung vào tam giác Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang (thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng).
+ Xây dựng vùng trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, kinh tế biển,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây