Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Mùa xuân nho nhỏ SVIP
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1930, mất năm 1980.
- Quê quán: Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Các sáng tác của ông thể hiện tình yêu quê hương, vai trò trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.
2. Văn bản Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Sáng tác tháng 11 năm 1980.
+ Tác giả đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau thì qua đời.
- Thể thơ:
- Bố cục:
+ Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên.
+ Khổ 2 + 3: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước.
+ Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả.
+ Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
- Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ:
+ Đảo động từ “mọc” lên đầu câu thơ “Mọc giữa dòng sông xanh”.
+ Tác dụng:
- Hệ thống hình ảnh, tín hiệu đặc trưng của mùa xuân xứ Huế: “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, “chim chiền chiện”.
=> Bức tranh mùa xuân xứ Huế vừa có hình ảnh vừa có âm thanh.
- Cách biểu hiện tình cảm của tác giả:
+ Nâng niu, trân trọng khung cảnh thiên nhiên qua hành động: “Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng”.
- Biện pháp nghệ thuật:
=> Thanh Hải đã phác họa bức tranh mùa xuân xứ Huế với màu sắc, hình ảnh, âm thanh và từ đó, bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên, đất trời mùa xuân.
2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
=> Họ là biểu tượng cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Điệp từ “mùa xuân”, “lộc”:
+ Gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn những chồi non, lộc non.
+ Gợi thành quả trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước.
- Điệp từ “tất cả” + từ láy “hối hả” , "xôn xao”:
+ Gợi ra nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Suy ngẫm về đất nước:
+ Nêu ra khoảng thời gian bốn nghìn năm.
+ Sử dụng hai tính từ liên tiếp là “vất vả”, “gian lao”.
=> Người đọc hình dung truyền thống lịch sử được làm nên bởi những con người đã hi sinh cho đất nước.
- So sánh “đất nước như vì sao”:
+ Khẳng định đất nước mãi trường tồn.
+ Thể hiện cảm xúc tự hào, yêu mến về một đất nước anh hùng và giàu đẹp.
3. Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả
- Nguyện ước của tác giả:
+ Muốn “làm con chim” trong giọng hát của muôn loài chim dâng cho đời tiếng ca vui.
+ Muốn “làm bông hoa” trong hương sắc muôn loài hoa để làm đẹp cho đời.
+ Muốn “làm nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa tấu muôn lời ca.
=> Tâm niệm chân thành với những hành động đẹp và giàu ý nghĩa.
- Ước nguyện cống hiến trong khổ năm:
+ Từ láy “nho nhỏ, lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, thể hiện sự bền bỉ, âm thầm cống hiến.
+ Điệp ngữ “dù là” tạo âm điệu tha thiết, sâu lắng.
+ Hoán dụ: “tuổi hai mươi” - tuổi trẻ và “khi tóc bạc” - tuổi già càng làm nổi bật ước nguyện của nhà thơ là mong muốn được cống hiến cả cuộc đời cho quê hương, đất nước.
4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Động từ “xin”: thái độ chân thành, tha thiết của tác giả khi hát làn điệu dân ca xứ Huế.
- Nam ai, Nam bình là những điệu ca xứ Huế quen thuộc, là di sản văn hóa biểu tượng cho vẻ đẹp tinh thần của con người Huế.
=> Câu thơ vừa ca ngợi, vừa tri ân quê hương.
- Nhà thơ muốn hát lên lời ngợi ca đất nước: “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình”:
+ Điệp ngữ “Nước non ngàn dặm” gợi hình ảnh đất nước liền một dải, bao la, bát ngát.
- Kết thúc bài thơ là “nhịp phách tiền xứ Huế” với âm điệu rộn rã, vui tươi.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tác giả đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc yêu mến, trân trọng dành cho mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Từ đó, tác giả bộc lộ mong muốn cống hiến cho quê hương, đất nước và thể hiện sự tự hào, ngợi ca với vẻ đẹp quê hương.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ hàm súc.
- Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, so sánh, liệt kê, nhân hóa, hoán dụ,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây