Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Giải các phương trình sau:
a) $(\sqrt{7}-\sqrt{5}) x-2=0$;
b) $x^{2}+10 x-11=0$;
c) $x^{4}-6 x^{2}+9=0$;
Hướng dẫn giải:
a) $(\sqrt{7}-\sqrt{5}) x-2=0 \Leftrightarrow(\sqrt{7}-\sqrt{5}) x=2 \Leftrightarrow x=\dfrac{2}{\sqrt{7}-\sqrt{5}} \Leftrightarrow x=\dfrac{2(\sqrt{7}+\sqrt{5})}{7-5} \Leftrightarrow x=\sqrt{7}+\sqrt{5}$
Vậy $x=\sqrt{7}+\sqrt{5}$ là nghiệm của phương trình.
b) Giải phương trình: $x^{2}+10 x-11=0(a=1 ; b=10 ; c=-11)$
Ta có: $a+b+c=1+10-11=0$ nên phương trình luôn có hai nghiệm
$
x=1 \text { và } x=\dfrac{c}{a}=-11
$
Vậy phương trình có tập nghiệm $S=\{1 ;-11\}$
c) Giải phương trình: $x^{4}-6 x^{2}+9=0$
Đặt $t=x^{2}$ với $t \geq 0$. Khi đó phương trình trở thành
$
t^{2}-6 t+9=0 \Leftrightarrow(t-3)^{2}=0 \Leftrightarrow t=3 \text { (thỏa mãn điều kiện) }
$
Với $t=3$ thì $x^{2}=3 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=\sqrt{3} \\ x=-\sqrt{3}\end{array}\right.$
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm $S=\{\sqrt{3} ;-\sqrt{3}\}$
Cho hàm số $y=a x^{2}$.
a) Xác định hệ số $a$ biết rằng đồ thị của hàm số cắt đường thẳng $y=2 x$ tại điểm $A$ có hoành độ bằng 1 .
b) Vẽ đồ thị của hàm số $y=2 x$ và đồ thị hàm số $y=a x^{2}$ với giá trị của $a$ vừa tìm được ở câu a) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
c) Dựa vào đồ thị, hãy xác định tọa độ giao điểm thứ hai (khác $A$ ) của hai đồ thị vừa vẽ trong câu b).
Hướng dẫn giải:
a) Xét phương trình hoành độ giao điểm: $a x^{2}=2 x \Leftrightarrow a x^{2}-2 x=0$ (1)
Do đồ thị hàm số $y=a x^{2}$ cắt đường thẳng $y=2 x$ tại điểm có hoành độ bằng 1 nên ta có $x=1$ là một nghiệm của phương trình (1).
Thay $x=1$ vào phương trình (1), ta có: $a-2=0 \Leftrightarrow a=2$.
Vậy $a=2$.
b) Đồ thị hàm số.
c) Dựa vào đồ thị trên, ta nhận thấy đồ thị hàm số $y=2 x^{2}$ cắt đồ thị hàm số $y=2 x$ tại hai điểm có hoành độ $x=0$ và $x=1$.
Vậy giao điểm thứ hai khác $A$ của hai đồ thi hàm số là $B(0,0)$.
Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình
Quãng đường $A B$ gồm một đoạn lên dốc dài $5 \mathrm{~km}$ và một đoạn xuống dốc dài $10 km$. Một người đi xe đạp từ $A$ đến $B$ hết 1 giờ 10 phút và đi từ $B$ về $A$ hết 1 giờ 20 phút (vận tốc lên dốc, xuống dốc lúc đi và về như nhau). Tính vận tốc lúc lên dốc, lúc xuống dốc của người đi xe đạp.
Hướng dẫn giải:
Đổi 1 giờ 10 phút $=\dfrac{7}{6}(h), 1$ giờ 20 phút $=\dfrac{4}{3}(h)$.
Gọi vận tốc lên dốc và xuống dốc của người đó lần lượt là $x(km / h)$ và $y(km / h)$ với $y>x>0$
Lúc đi: Thời gian lên dốc là $\dfrac{5}{x}(h)$, xuống dốc là $\dfrac{10}{y}(h)$
Tổng thời gian đi hết 1 giờ 10 phút nên ta có phương trình: $\dfrac{5}{x}+\dfrac{10}{y}=\dfrac{7}{6}(1)$
Lúc về: Thời gian lên dốc là $\dfrac{10}{x}(h)$, xuống dốc là $\dfrac{5}{y}(h)$
Tổng thời gian đi hết 1 giờ 20 phút nên ta có phương trình: $\dfrac{10}{x}+\dfrac{5}{y}=\dfrac{4}{3}$ (2)
Từ (1) và (2), ta lập hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}\dfrac{5}{x}+\dfrac{10}{y}=\dfrac{7}{6} \\ \dfrac{10}{x}+\dfrac{5}{y}=\dfrac{4}{3}\end{array}\right.$
Đặt $a=\dfrac{1}{x}$ và $b=\dfrac{1}{y}$ với $a>0, b>0$, ta được:
$
\left\{\begin{array} { l }
{ 5 a + 1 0 b = \dfrac { 7 } { 6 } } \\
{ 1 0 a + 5 b = \dfrac { 4 } { 3 } }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { l }
{ 1 0 a + 2 0 b = \dfrac { 7 } { 3 } } \\
{ 1 0 a + 5 b = \dfrac { 4 } { 3 } }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { l }
{ 1 0 a + 5 b = \dfrac { 4 } { 3 } } \\
{ 1 5 b = 1 }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { l }
{ 1 0 a + 5 \cdot \dfrac { 1 } { 1 5 } = \dfrac { 4 } { 3 } } \\
{ b = \dfrac { 1 } { 1 5 } }
\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}
a=\dfrac{1}{10} \\
b=\dfrac{1}{15}
\end{array}\right.\right.\right.\right.\right. \text { (Nhận) }
$
Từ đây ta suy ra
$
\left\{\begin{array} { l }
{ \dfrac { 1 } { x } = \dfrac { 1 } { 1 0 } } \\
{ \dfrac { 1 } { y } = \dfrac { 1 } { 1 5 } }
\end{array} \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}
x=10 \\
y=15
\end{array}\right.\right. \text { (Nhận) }
$
Vậy vận tốc lúc lên dốc là $10(km / h)$ và vận tốc xuống dốc là $15(km / h)$.
Cho hình thang $A B C D$ có $\widehat{A}=\widehat{D}=90^{\circ}, A D=4 A B, C D=3 A B$. Gọi $M$ là trung điểm của $A D, E$ là hình chiếu vuông góc của $M$ lên $B C$. Tia $B M$ cắt đường thẳng $C D$ tại $F$.
a) Chứng minh rằng $\widehat{M A E}=\widehat{M B E}$.
b) Chứng minh rằng $A B D F$ là hình bình hành.
c) Đường thẳng qua $M$ vuông góc với $B F$ cắt cạnh $B C$ tại $N$. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $N$ lên $C D$. Chứng minh rằng tam giác $B N F$ cân.
d) Chứng minh rằng đường thẳng $M H$ đi qua trung điểm của $D E$.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh rằng $\widehat{M A E}=\widehat{M B E}$.
Xét tứ giác $A B E M$ có
$\widehat{M A B}=90^{\circ}$ (gt) và $\widehat{M E B}=90^{\circ}(E$ là hình chiếu vuông góc của $M$ lên $B C$ )
$\Rightarrow \widehat{M A B}+\widehat{M E B}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$
$\Rightarrow$ Tứ giác $A B E M$ nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối trong bù nhau)
$\Rightarrow \widehat{M A E}=\widehat{M B E}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $M E$ ).
b) Chứng minh rằng $A B D F$ là hình bình hành.
Ta có: $A B / / C D(A B C D$ là hình thang $) \Rightarrow A B / / D F$
Áp dụng hệ quả của định lý Ta-let, ta có: $\dfrac{A B}{D F}=\dfrac{A M}{M D}$
Mà $A M=M D(M$ là trung điểm $A D)$ nên $\dfrac{A B}{D F}=1 \Rightarrow A B=D F$
Xét tứ giác $A B D F$, ta có: $A B / / D F$ (cmt) và $A B=D F$ (cmt)
$\Rightarrow$ Tứ giác $A B D F$ là hình binh hành (tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau).
c) Chứng minh rằng tam giác BNF cân.
Ta có: $A B D F$ là hình bình hành (cmt)
$\Rightarrow$ Hai đường chéo $A D$ và $B F$ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà $M$ là trung điểm $A D$ ( $gt$ ) nên $M$ cũng là trung điểm $B F$.
Xét $\triangle B N F$ có:
$N M$ là đường trung tuyến $(M$ là trung điểm $B F)$ và $N M$ là đường cao $(M N \perp B F)$
$\Rightarrow \Delta B N F$ cân tại $N$ (tam giác có trung tuyến đồng thời là đường cao)
d) Chíng minh rằng đurờng thẳng $M H$ đi qua trung điểm của $D E$.
Gọi $K$ là giao điểm của $M H$ và $D E$.
Xét tứ giác $M N H F$ có
$\widehat{F M N}=90^{\circ}(M N \perp B F)$ và $\widehat{N H F}=90^{\circ}$ ( $H$ là hình chiếu vuông góc của $N$ lên $\left.C D\right)$ $\Rightarrow \widehat{F M N}+\widehat{N H F}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$
$\Rightarrow$ Tứ giác $M N H F$ nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối trong bù nhau)
$\Rightarrow \widehat{H F N}=\widehat{H M N}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $H N$ )
Ta có: $\widehat{N F M}=\widehat{N B M}(\triangle N B F$ cân tại $N)$ mà $\widehat{N B M}=\widehat{N M E}$ (cùng phụ $\widehat{B M E}$ ) $\Rightarrow \widehat{N F M}=\widehat{N M E}$
(2)
Từ (1) và (2), ta cộng vế theo vế, ta được: $\widehat{H M N}+\widehat{N M E}=\widehat{H F N}+\widehat{N F M} \Rightarrow \widehat{H M E}=\widehat{H F M}$
Mà $\widehat{H F M}=\widehat{A B M}$ (so le trong của $A B / / D F$ )
Mặt khác, $\widehat{A B M}=\widehat{A E M}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn $\widehat{A M}, A B E M$ nội tiếp)
$\Rightarrow \widehat{H M E}=\widehat{A E M}$ mà hai góc nằm ở vị trí so le trong nên $A E / / M H$
Xét $\triangle A E D$ có: $M$ là trung điểm $A D(gt)$ và $A E / / M K(K \in M H, A E / / M H)$
$\Rightarrow K$ là trung điểm $D E$ (định ly đường trung bình trong tam giác)
Vậy $M H$ luôn đi qua trung điểm của $D E$ (đpcm).