Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nỗi sầu oán của người cung nữ SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1789) quê xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.
- Ông sáng tác bằng cả chữ Hán (Ôn Như thi tập, khoảng một nghìn bài, đã thất truyền) và chữ Nôm (tiêu biểu là Cung oán ngâm khúc).
2. Tác phẩm
Đoạn trích thuộc tác phẩm Cung oán ngâm khúc, từ câu 209 đến câu 244. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc gồm 365 câu thơ, kể về nỗi ai oán của người cung nữ tài sắc, lúc đầu được nhà vua sủng ái, nhưng chẳng bao lâu đã bị lạnh nhạt. Trong cung cấm, nàng than thở cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc, muốn thoát khỏi cuộc sống ấy để trở về với cuộc đời tự do trước khi vào cung. Nhưng nàng vẫn tiếp tục bị vây hãm trong "chiếc lồng son" cung điện, tiếp tục phải ôm nỗi buồn đau sầu thảm và oán hờn chất chứa, với hi vọng mong manh đến một ngày lại được nhà vua sủng ái như xưa.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đặc điểm của thể thơ được thể hiện trong đoạn trích
- Thể thơ:
- Số chữ: bài thơ gồm:
+ Các cặp câu song thất (bảy chữ):
Ví dụ:
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
+ Các cặp câu sáu và tám chữ (lục bát):
Ví dụ:
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
- Thanh điệu: đảm bảo theo đúng quy tắc thanh điệu của thể thơ:
Vị trí tiếng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Câu thất 1 | - | - | - | - | B | - | T | |
Câu thất 2 | - | - | B | - | T | - | B | |
Câu lục | - | B | - | T | - | B | ||
Câu bát | - | B | - | T | - | B | - | B |
- Vần: sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận).
Ví dụ:
+ Vần lưng (yêu vận):
+ Vần chân (cước vận):
Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,
Xe thế này có dở dang không?
Đang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!
- Nhịp:
+ Câu thơ bảy tiếng chủ yếu có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau.
Ví dụ:
Trong cung quế/ âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh/ trông ngóng lần lần.
+ Câu thơ sáu và tám tiếng chủ yếu ngắt nhịp theo thể lục bát (nhịp chẵn).
Ví dụ:
Phòng tiêu/ lạnh ngắt/ như đồng,
Gương loan bẻ nửa,/ dải đồng xé đôi.
2. Nội dung của đoạn trích
a. Đoạn 1 (từ đầu đến "chăn cù giá đông"): cuộc sống tồi tệ của cung nữ đối lập với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm.
- Thời gian, không gian:
+ Thời gian:
+ Không gian: cung cấm, được miêu tả cụ thể qua các cụm từ: "lầu đãi nguyệt", "gác thừa lương", "phòng tiêu",...
- Tâm trạng của cung nữ:
+ Mong mỏi, chờ đợi.
+ Hết hi vọng rồi lại thất vọng.
=> Cung nữ sống với chuỗi ngày cô đơn, sầu tủi, đau khổ.
b. Đoạn 2 (từ "Ngày sáu khắc" đến hết):
- Bị bỏ rơi, cung nữ hết ngày lại đêm đứng tủi, ngồi sầu, khắc khoải mong chờ trong vô vọng.
- Trong tình cảnh ấy, nàng ý thức rất rõ về thân phận mình và kẻ đã gây ra nỗi đau khổ cho đời mình: một con người đã bị giết chết không phải bằng gươm sắc mà bằng cách kéo dài cuộc sống đày ải trong cảnh chăn đơn gối chiếc, cửa mốc sân rêu.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Đoạn trích thể hiện tình cảnh đáng thương của cung nữ: bị vây hãm, sống cô đơn trong "chiếc lồng son" cung điện; đồng thời cho thấy nỗi buồn đau và oán hờn chất chứa, hi vọng mong manh đến một ngày lại được nhà vua sủng ái như xưa của nàng.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu nhạc tính.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Thể thơ song thất lục bát uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm mại.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây