Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407) SVIP
1. Sự thành lập nhà Hồ
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần ngày càng suy yếu.
+ Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi.
+ Những cuộc tấn công của Chăm-pa ra Thăng Long càng làm cho triều Trần thêm rệu rã.
+ Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, ông ép vua Trần dời đô vào Thanh Hoá.
- Nhà Hồ thành lập: năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn).
2. Một số nội dung và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly
a) Nội dung
- Về chính trị, quân sự:
+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương,..
+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ như Tây Đô, Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội),... chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...
- Về kinh tế, xã hội:
+ Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế quyền lực của quý tộc Trần.
+ Phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao.
+ Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước,…
- Về văn hóa, giáo dục:
+ Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.
+ Khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương...
b) Tác động
- Tích cực:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
+ Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc.
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hoá dân tộc.
- Hạn chế: những cải cách còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
3. Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
- Hoàn cảnh lịch sử: Cuối năm 1406, lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh huy động lực lượng lớn chỉ huy tiến sang xâm lược Đại Ngu.
- Diễn biến:
+ Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô, nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở Tây Đô.
+ Tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Không huy động được sức mạnh toàn dân tham gia kháng chiến.
+ Nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.
Vận dụng: Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông-Nguyên?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây