Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6 và 7) SVIP
ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
1. Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Những vai diễn thú vị
Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo:
- Lớp chúng ta sẽ đóng kịch “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” trong hội diễn văn nghệ của trường.
Cả lớp đều phấn khích khi nhận phân công vai diễn. Không phấn khích sao được khi đó là những vai diễn đầu tiên với đa số các bạn trong lớp. Chỉ có một vai Sơn Tinh, một vai Thuỷ Tinh, một vai Hùng Vương, một vai Mỵ Nương, thêm hai vai lạc hầu, lạc tướng. Nhưng may quá, có đến ba mươi binh lính, vừa đủ vai cho ba mươi sáu bạn.
Buổi tối, Nguyên khoe với mẹ về niềm vui ở trường.
– Con sẽ đóng vai gì? – Mẹ hỏi.
– Dạ, con là lính của Sơn Tinh.
Nhìn vẻ mặt hoan hỉ nhưng không kém phần nghiêm nghị của con, mẹ động viên:
– Vai diễn đó cũng thú vị đấy.
– Vâng. Cô giáo nói vở diễn có hấp dẫn hay không, không chỉ diễn viên chính làm nên được mà còn phải nhờ sự tham gia của ba mươi diễn viên phụ.
– Ba mươi diễn viên phụ?
– Vâng ạ. Mười lăm binh lính của Sơn Tinh và mười lăm binh lính của Thuỷ Tinh ạ.
– À, ra thế.
Mẹ gật đầu, mỉm cười. Thấy mẹ chăm chú, cậu hào hứng kể tiếp:
– Mẹ biết không, bạn đóng Sơn Tinh và bạn đóng Thuỷ Tinh còn phải năn nỉ từng bạn đóng binh lính là: “Các bạn đừng ốm bệnh hay bận gì hôm đó nghe. Phải đủ quân số thì đội mình mới hùng hậu được.”.
Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi. Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ. Và mẹ tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ như thế.
Theo Võ Thu Hương
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.
Ví dụ: Chọn tên “Những vai diễn đầu tiên” vì đây hầu như là những vai diễn đầu tiên của các bạn.
I. Đặt 2 – 3 câu kể về một niềm vui của em ở trường, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ “vui”.
2. Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp.
Gợi ý (tả đêm trăng theo trình tự thời gian)
- Mở bài: Giới thiệu một đêm trăng đẹp.
- Thân bài:
+ Vừa chập tối:
- Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc.
- Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,...
- Trăng tròn như cái đĩa.
- Trăng lơ lửng giữa bầu trời.
- Những vì sao lấp lánh bầu bạn cùng trăng.
+ Về khuya:
- Trăng đi về hướng tây.
- Vầng trăng nhỏ hơn.
- Ánh sáng mờ ảo, dịu nhẹ.
- Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ.
- Kết bài: Nêu cảm xúc về vẻ đẹp của đêm trăng.
b. Viết bài văn tả một cảnh đẹp sông nước (biển, hồ, sông, suối,...) mà em biết.
Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh sông nước.
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát về cảnh sông nước:
- Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của sông.
- Vẻ đẹp nổi bật, đặc trưng riêng (tên gọi, hình dáng, màu sắc,…).
+ Miêu tả chi tiết cảnh sông nước:
- Mặt nước (phẳng lặng/ gợn sóng lăn tăn/ trôi cuồn cuộn…).
- Nước (lạnh/ ấm, trong/đục…).
- Sinh vật dưới nước (rong rêu, cát bùn, cá, ốc, tôm, cua…).
- Hai bên bờ (đường đi, cây cỏ, nhà dân, bãi cỏ…).
+ Miêu tả hoạt động của con người:
- Người dân ra đây hóng mát, trò chuyện.
- Trẻ em bơi lội, tắm mát.
- Người chài mò cua bắt ốc, đánh cá.
- Tàu thuyền chạy qua lại chở hàng, họp chợ…
- Kết bài: Tình cảm của em dành cho vùng sông nước.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây