Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục SVIP
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích vở kịch Trưởng giả học làm sang)
MÔ-LI-E
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Mô-li-e (1622 - 1673), người Pháp, là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất thế giới.
- Hài kịch Mô-li-e là tiếng cười khoẻ khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Mô-li-e là hiện thân của một tính cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, ảo tưởng,...
2. Tác phẩm
- Thể loại: Hài kịch.
- Xuất xứ:
- Phương thức biểu đạt chính:
- Bố cục: gồm hai cảnh chính
+ Ông Giuốc-đanh và phó may.
+ Ông Giuốc-đanh và thợ phụ.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nội dung văn bản và chỉ dẫn sân khấu
- Nội dung của văn bản:
- Chỉ dẫn sân khấu:
+ ÔNG GIUỐC-ĐANH – nhìn áo của bác phó may …
+ Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.
+…
2. Thủ pháp gây cười
- Chi tiết gây cười trong văn bản:
+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.
+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc là đẹp, quý phái.
+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.
- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.
3. Nhân vật
a. Ông Giuốc-đanh
- Xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc.
- Tin rằng mình đã có được bộ lễ phục đúng mốt quý tộc.
- Nghĩ mình là quý tộc khi thợ phụ nịnh bợ thành "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông". Vui sướng và say sưa với cảm giác trở thành người quý phái.
- Không tiếc tiền để thưởng cho những kẻ nịnh bợ.
b. Phó may và thợ phụ
- Phó may là kẻ bịp bợm, ranh mãnh, láu cá
+ Mua bít tất và giày quá chật, để bớt xén tiền của ông Giuốc-đanh.
+ May hoa ngược (do cẩu thả/ non kém,...).
+ Ăn cắp vải của ông Giuốc-đanh để may áo cho bản thân một cách trơ tráo.
- Thợ phụ là những kẻ nịnh hót, lợi dụng người khác để moi tiền
+ Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.
+ Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.
+ Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khỏe đức ông.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.
- Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.
2. Nghệ thuật
- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động.
- Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.
- Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây