Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (4 điểm) SVIP
Cho hàm số $y=f\left( x \right)={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+x-1$ có đồ thị là đường cong $\left( C \right)$. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ bằng $1$.
Hướng dẫn giải:
Ta có ${y}'=3{{x}^{2}}-6x+1$.
Gọi $M\left( {{x}_{0}};\,{{y}_{0}} \right)$ là tiếp điểm.
Ta có ${{x}_{0}}=1$ do đó ${{y}_{0}}={{1}^{3}}-{{3.1}^{2}}+1-1=-2$ ;
${y}'(1)={{3.1}^{2}}-6.1+1=-2$.
Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm có hoành độ bằng $1$ là $y=y'\left( 1 \right)\left( x-1 \right)+\left( -2 \right) \Rightarrow y=-2x$
Cho hàm số $y=x\tan x$. Chứng minh: ${{x}^{2}}y''=2\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\left( 1+y \right)$.
Hướng dẫn giải:
Ta có ${y}'=\tan x+x\left( 1+{{\tan }^{2}}x \right)$
$\Rightarrow y''=1+{{\tan }^{2}}x+1+{{\tan }^{2}}x+2x\tan x\left( 1+{{\tan }^{2}}x \right)=2\left( 1+{{\tan }^{2}}x \right)\left( 1+x\tan x \right)$
$\Rightarrow {{x}^{2}}y''=2\left( {{x}^{2}}+{{x}^{2}}{{\tan }^{2}}x \right)\left( 1+x\tan x \right)=2\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\left( 1+y \right)$ ( đpcm ).
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang vuông tại $A$ và $B$, $BA=BC=a$, $AD=2a$. Cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy và $SA=a\sqrt{2}$.
a) (1 điểm) Chứng minh $\left( SAB \right) \perp \left( SAD \right)$.
b) (1 điểm) Tính góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $\left( SAB \right)$.
c) (1 điểm) Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $A$ lên $SB$. Tính khoảng cách từ $H$ đến mặt phẳng $\left( SCD \right)$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có $\left\{ \begin{aligned} & AB \perp AD \\ & AB \perp SA \\ \end{aligned} \right.\Rightarrow AB \perp \left( SAD \right)\Rightarrow \left( SAB \right) \perp \left( SAD \right)$.
b) Ta có $\left\{ \begin{aligned} & BC \perp AB \\ & BC \perp SA \\ \end{aligned} \right.\Rightarrow BC \perp \left( SAB \right)$.
Suy ra góc giữa $SC$ và $\left( SAB \right)$ là góc $\widehat{CSB}$.
Xét tam giác $SAB$ vuông tại $A$ có $SB=\sqrt{A{{B}^{2}}+S{{A}^{2}}}=a\sqrt{3}$. $\tan \widehat{CSB}=\dfrac{CB}{SB}=\dfrac{a}{a\sqrt{3}}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow \widehat{CSB}=30{}^\circ $.
Vậy $\widehat{\left( SC,\left( SAB \right) \right)}={{30}^{\circ }}$
c) Gọi $M$là trung điểm $AD$.
Suy ra $ABCM$ là hình vuông và $CM=AB=a$.
Suy ra $CM=\dfrac{1}{2}AD$ nên $\Delta ACD$ vuông tại $C$ hay $AC \perp CD$.
Ta có $\left\{ \begin{aligned} & CD \perp AC \\ & CD \perp SA \\ \end{aligned} \right.\Rightarrow CD \perp \left( SAC \right)$.
Kẻ $AK \perp SC\,\text{ }\left( K\in SC \right)$
$\Rightarrow AK \perp \left( SCD \right)\Rightarrow d\left( A,\left( SCD \right) \right)=AK$.
$AC=\sqrt{A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}}=a\sqrt{2}$.
Do đó $d\left( A,\left( SCD \right) \right)=AK=\dfrac{SA.AC}{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{C}^{2}}}}=a$. $\left( * \right)$
Trong $\left( ABCD \right)$, gọi $\left\{ E \right\}=AB\cap CD$.
Ta có $\left\{ \begin{aligned} & BC\text{//}AD \\ & BC=\dfrac{1}{2}AD \\ \end{aligned} \right.$ nên $BC$ là đường trung bình của $\Delta EAD$.
$\Rightarrow SB$ là đường trung tuyến của $\Delta SAE$. $\left( 1 \right)$
Mặt khác, tam giác $\Delta SAE$ vuông tại $A$ có chiều cao $AH$ cho ta $SH.SB=S{{A}^{2}}\text{ }\Rightarrow \text{ }\dfrac{SH}{SB}=\dfrac{S{{A}^{2}}}{S{{B}^{2}}}=\dfrac{2}{3}$ $\left( 2 \right)$
Từ $\left( 1 \right)$ và $\left( 2 \right)$ suy ra $H$ là trọng tâm tam giác $\Delta SAE$.
Trong $\left( SAE \right)$, gọi $\left\{ L \right\}=AH\cap SE\Rightarrow \left\{ \begin{aligned} & AH\cap \left( SCD \right)=\left\{ L \right\} \\ & \dfrac{LH}{LA}=\dfrac{1}{3} \\ \end{aligned} \right.$.
$\Rightarrow \dfrac{d\left( H,\left( SCD \right) \right)}{d\left( A,\left( SCD \right) \right)}=\dfrac{LH}{LA}=\dfrac{1}{3}\text{ }\left( ** \right)$.
Từ $\left( * \right)$ và $\left( ** \right)$ suy ra $d\left( H,\left( SCD \right) \right)=\dfrac{a}{3}$.