Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(1 điểm) Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg).
650 g = …?.... kg
2,4 tạ = …?.... kg
3,07 tấn = …?.... kg
12 yến = …?.... kg
12 lạng = …?.... kg
Hướng dẫn giải:
650 g = 0,65 kg
2,4 tạ = 240 kg
3,07 tấn = 3070 kg
12 yến = 120 kg
12 lạng = 1,2 kg
(2 điểm) Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185°C. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon, carbon dioxide và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.
a. Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
b. Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường saccharose.
c. Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã làm trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem đó là biện pháp nào.
Hướng dẫn giải:
a. Tên chất: sucrose, carbon, carbon dioxide, nước, sulfur dioxide.
Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.
b. Tính chất vật lí: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 185°C.
Tính chất hoá học: Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon, carbon dioxide và nước.
c. Ngày nay, người ta không tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide mà thường dùng than hoạt tính để làm trắng đường vì nó đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(2 điểm) Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Các chất có thể tổn tại ở ba (1)….. cơ bản khác nhau, đó là (2)…..
b. Mỗi chất có một số (3)..... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.
c. Mọi vật thể đều do (4)..... tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)..... được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)...
d. Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)…... mà vật vô sinh (8)…...
e. Chất có các tính chất (9)…... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f. Muốn xác định tính chất (10)…... ta phải sử dụng các phép đo.
Hướng dẫn giải:
a. Các chất có thề tổn tại ở ba (1) thể/ trạng thái cơ bản khác nhau, đó là (2) rắn, lỏng, khí.
b. Mỗi chất có một số (3) tính chất khác nhau khi tổn tại ở các thề khác nhau.
c. Mọi vật thể đểu do (4) chất tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5) tự nhiên/ thiên nhiên được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6) vật thể nhân tạo.
d. Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7) sự sống mà vật vô sinh (8) không có.
e. Chất có các tính chất (9) vật lí như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f. Muốn xác định tính chất (10) vật lí ta phải sử dụng các phép đo.
(1 điểm) Em hãy ghi lại các món ăn ngày hôm qua em đã ăn trong bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và sắp xếp các thức ăn đó theo từng nhóm chất.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý:
Nhóm chất | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
Carbohydrate | Bánh mì | Cơm | Cơm |
Protein | Trứng | Thịt kho | Cá rán |
Chất béo (lipid) | Sữa | Thịt mỡ | Dầu thực vật |
Vitamin và chất khoáng | Rau thơm | Rau xanh, hoa quả | Rau xanh, hoa quả |