Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (8 điểm) SVIP
(1,25 điểm) Giải phương trình ${{x}^{2}}-x-2=0$
Hướng dẫn giải:
Phương trình đã cho có $a-b+c=0$.
Suy ra phương trình có hai nghiệm $x=-1$ và $x=2$.
(1,25 điểm) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & 3x-y=-4 \\ & 2x+3y=1 \\ \end{aligned} \right.$
Hướng dẫn giải:
$\left\{ \begin{aligned} & 3x-y=-4 \\ & 2x+3y=1 \\ \end{aligned} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 6x-2y=-8 \\ & 6x+9y=3 \\ \end{aligned} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 11y=11 \\ & 2x+3y=1 \\ \end{aligned} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} &x=-1 \\ &y=1 \\ \end{aligned} \right.$
Cho parabol $(P):\,\,y={{x}^{2}}$ và đường thẳng $d:\,y=2x-m$ (với $m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để đường thẳng $\left( d \right)$ cắt parabol $(P)$ tại hai điểm phân biệt có $A\left( {{x}_{1}},{{y}_{1}} \right),\,\,B\left( {{x}_{2}},{{y}_{2}} \right)$ sao cho ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}+{{x}_{1}}^{2}{{x}_{2}}^{2}=6\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right).$
Hướng dẫn giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( d \right)$ và $(P)$ là:
${{x}^{2}}=2x-m \Leftrightarrow {{x}^{2}}-2x+m=0$ (1)
Ta có: ${{\Delta }^{'}}=1-m$.
Điều kiện để $\left( d \right)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt là phương trình hoành độ giao điểm của $\left( d \right)$ và $(P)$ có hai nghiệm phân biệt.
Suy ra $1-m>0\Leftrightarrow m<1$ (*).
Khi đó $x_1$, $x_2$ là các hoành độ giao điểm của $(d)$ và $(P)$ nên $x_1$, $x_2$ là các nghiệm của phương trình hoành độ của $(d)$ và $(P)$.
Theo hệ thức Vi-et ta có: $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2 = 2 \\ & x_1x_2=m \\ \end{aligned} \right.$
Khi đó, ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}+{{x}_{1}}^{2}{{x}_{2}}^{2}=6\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right).$
$\Leftrightarrow {{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}+{{x}_{1}}^{2}{{x}_{2}}^{2}=6\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right).$
$\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-2{{x}_{1}}{{x}_{2}}+{{x}_{1}}^{2}{{x}_{2}}^{2}=6\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right).$
$\Leftrightarrow 4-2m+{{m}^{2}}=12\Leftrightarrow {{m}^{2}}-2m-8=0\Leftrightarrow \left[ \begin{aligned} & m=-2 \, \, \left( \text{tm} \, \left( * \right) \right) \\ & m=4 \, \, \left( \text{ktm} \, \left( * \right) \right) \\ \end{aligned} \right.$
Vậy $m=-2$ là giá trị cần tìm.
Một đội công nhân $A$ và $B$ làm chung một công việc và dự định hoàn thành trong $12$ ngày. Khi làm chung được $8$ ngày thì đội $A$ được điều động đi làm việc khác, đội $B$ tiếp tục làm phần việc còn lại. Kể từ khi làm một mình, do cải tiến cách làm nên năng suất của đội $B$ tăng gấp đôi, do đó đội $B$ đã hoàn thành phần việc còn lại trong $8$ ngày tiếp theo. Hỏi với năng suất ban đầu thì mỗi đội làm một mình sẽ hoàn thành công việc đó trong bao lâu?
Hướng dẫn giải:
Gọi thời gian đội $A$ và đội $B$ làm một mình xong công việc lần lượt là $x,$ $y$ (ngày).
ĐK $x$, $y>12$.
Mỗi ngày, đội $A$ làm được $\dfrac{1}{x}$ công việc.
Mỗi ngày, đội $B$ làm được $\dfrac{1}{y}$ công việc.
Mỗi ngày, hai đội làm được $\dfrac{1}{12}$ công việc.
Ta có phương trình $\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{12}$ (1)
Trong $8$ ngày làm chung, hai đội làm được $\dfrac{2}{3}$ công việc.
Trong $8$ ngày tiếp theo, do tăng năng suất gấp đôi nên đội $B$ làm được $\dfrac{16}{y}$ công việc.
Ta có phương trình: $\dfrac{2}{3}+\dfrac{16}{y}=1$ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{aligned} &\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{12} \\ &\dfrac{2}{3}+\dfrac{16}{y}=1\, \\ \end{aligned} \right.\,\,\,\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} &\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{12} \\ &\dfrac{16}{y}=\dfrac{1}{3}\, \\ \end{aligned} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{12} \\ &y=48\, \\ \end{aligned} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} &x=16 \\ &y=48\, \\ \end{aligned} \right.\,\,\left( \text{tm} \right)$.
Vậy thời gian đội $A$ và đội $B$ làm một mình xong công việc lần lượt là $16;\,\,48$ (ngày).
(3 điểm) Cho đường tròn $\left( O \right)$ và điểm $A$ nằm ngoài đường tròn. Qua điểm $A$ kẻ hai tiếp tuyến $AB$ và $AC$ đến $\left( O \right)$ ($B,\,C$ là các tiếp điểm). Kẻ tia ${Ax}$ (nằm giữa hai tia ${AB, AO}$) cắt đường tròn tại $E$ và $F$ ($E$ nằm giữa $A$ và $F$ ) .
a) Chứng minh rằng tứ giác $ABOC$ nội tiếp đường tròn.
b) Chứng minh rằng $B{{A}^{2}}=AE.{AF}$ và $\widehat{{OEF}}=\widehat{{OHF}}$, với $H$ là giao điểm của $AO$ và $BC$.
c) Đường thẳng qua $E$ song song với $BF$ cắt đường thẳng $BC$ tại $K{.}$ Đường thẳng $AK$ cắt đường thẳng $BF$ tại $M.$ Chứng minh rằng $MC=2HF.$
Hướng dẫn giải:
a) Vì $AB$, $AC$ là các tiếp tuyến của $(O)$ nên $\widehat{ABO} = \widehat{ACO} = 90^{\circ}$.
Xét tứ giác $ABOC$ có $\widehat{ABO} + \widehat{ACO} = 90^{\circ} + 90^{\circ} = 180^{\circ}$ nên tứ giác $ABOC$ nội tiếp đường tròn.
b) Xét $\Delta ABE$ và $\Delta AFB$ có:
$\widehat{ABE} = \widehat{BAE} = \dfrac12\text{sđ} \overset\frown{EB}$
$\widehat{BAE}$ là góc chung.
Do đó, $\Delta ABE\,\backsim \,\Delta AFB$.
Suy ra, $\dfrac{AB}{{AF}}=\dfrac{AE}{AB}\Rightarrow A{{B}^{2}}=AE.{AF}$ (1)
$\left. \begin{aligned} & OB=OC \, \, (GT) \\ & AB=AC \\ \end{aligned} \right\}\Rightarrow $ $AO$ là trung trực của $BC$
$\Rightarrow \, AO\bot BH$.
$\Delta ABO$ vuông tại $B$, đường cao $BH$ nên $A{{B}^{2}}=AH.{AO}$ (2).
Từ (1) và (2) ta có $AE.{AF}=AH.{AO}\,\Rightarrow \dfrac{AE}{AO}=\dfrac{AH}{{AF}}$.
Suy ra $\Delta AEH\, \backsim \,\Delta A{OF}\,\left( {c}{.g}{.c} \right)$
$\Rightarrow \widehat{AHE}=\widehat{{AFO}}$
$\Rightarrow EHOF$ nội tiếp.
$\Rightarrow \widehat{OHF}=\widehat{{OEF}}$
c) Gọi giao điểm của $BC$ và ${AF}$ là $P$
${EK//BM}\Rightarrow \dfrac{{EK}}{{FM}}=\dfrac{AE}{{AF}} , \, \, \dfrac{{EK}}{{BF}}=\dfrac{EP}{{FP}}$ (3)
Lại có: $\widehat{{OHF}}=\widehat{{OEF}}$ (cmt);
$\widehat{{OFE}}=\widehat{{OEF}}\,\,$( $\Delta {OEF}$ cân); $\widehat{AHE}=\widehat{{EFO}}$ (cmt)
Suy ra $\widehat{AHE}=\widehat{{FHO}}\,\,$
Mà $\widehat{AHE}+\widehat{EHB}=\widehat{{FHO}}\,+\widehat{FHB}={{90}^{\circ}}$
$\Rightarrow \widehat{EHB}=\widehat{FHB}\,\,\Rightarrow $ $HB$ là tia phân giác $\widehat{EHF}$ $\Rightarrow \,\,\dfrac{EP}{FP}=\dfrac{EH}{FH}$ (4)
$\Delta EHF$ có $HB$ là phân giác trong $\widehat{EHF}$, $HP\bot \,HA$ nên $HA$ là đường phân giác góc ngoài của $\widehat{EHF}$
$\Rightarrow \,\,\dfrac{EA}{FA}=\dfrac{EP}{FP}$ (5)
Từ (3), (4) và (5) suy ra: $\dfrac{{EK}}{{FM}}=\,\,\dfrac{{EK}}{{BF}}\Rightarrow BF=FM$
$\Rightarrow \,\,HF$ là đường trung bình $\Delta BCM\Rightarrow \,\,CM=2HF$.
Cho $a,\,b,\,c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $abc\le 1.$ Chứng minh rằng $\dfrac{a\left( 1-{{b}^{3}} \right)}{{{b}^{3}}}+\dfrac{b\left( 1-{{c}^{3}} \right)}{{{c}^{3}}}+\dfrac{c\left( 1-{{a}^{3}} \right)}{{{a}^{3}}}\ge 0$.
Hướng dẫn giải:
Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với $\dfrac{a}{{{b}^{3}}}+\dfrac{b}{{{c}^{3}}}+\dfrac{c}{{{a}^{3}}}\ge a+b+c$.
$0<abc\le 1\Rightarrow \dfrac{a}{{{b}^{3}}}+\dfrac{b}{{{c}^{3}}}+\dfrac{c}{{{a}^{3}}}\ge \dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}+\dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}+\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}$.
Do đó ta cần chứng minh $\dfrac{a}{{{b}^{3}}}+\dfrac{b}{{{c}^{3}}}+\dfrac{c}{{{a}^{3}}}\ge \dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}+\dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}+\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}\ge a+b+c$ (*).
Sử dụng bất đẳng thức AM – GM ta được: $\begin{aligned} & \dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}+\dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}+c\ge 3\sqrt[3]{\dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}.\dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}.c}=3a\, \\ & \dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}+\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}+a\ge 3\sqrt[3]{\dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}.\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}.a}=3b\, \\ & \dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}+\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}+b\ge 3\sqrt[3]{\dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}.\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}.b}=3c\, \\ \end{aligned}$.
Cộng từng vế các bất đẳng thức trên và thu gọn ta được: $\dfrac{{{a}^{2}}c}{{{b}^{2}}}+\dfrac{{{b}^{2}}a}{{{c}^{2}}}+\dfrac{{{c}^{2}}b}{{{a}^{2}}}\ge a+b+c\,\,$.
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=1$.