Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phép chia hết hai số nguyên SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
I. PHÉP CHIA HẾT HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu "\(-\)" trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại
Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1
Bước 3. Thêm dấu "\(-\)" trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.
Ví dụ: Tính:
a) \(\left(-36\right):3\);
b) \(54:\left(-9\right)\).
Giải
a) \(\left(-36\right):3=-\left(36:3\right)=-12\).
b) \(54:\left(-9\right)=-\left(54:9\right)=-6\).
II. PHÉP CHIA HẾT HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
1. Phép chia hết hai số nguyên dương
Ta đã biết phép chia hết một số nguyên dương cho một số nguyên dương. Chẳng hạn: \(15:3=5\).
2. Phép chia hết hai số nguyên âm
Để chia hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu "\(-\)" trước mỗi số
Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có thương cần tìm.
Ví dụ: Thực hiện phép tính:
a) \(\left(-54\right):\left(-9\right)\);
b) \(\left(-21\right):\left(-3\right)\).
Giải
a) \(\left(-54\right):\left(-9\right)=54:9=6\).
b) \(\left(-21\right):\left(-3\right)=21:3=7\).
Chú ý:
- Cách nhận biết dấu của thương:
\(\left(+\right):\left(+\right)\rightarrow\left(+\right)\)
\(\left(-\right):\left(-\right)\rightarrow\left(+\right)\)
\(\left(+\right):\left(-\right)\rightarrow\left(-\right)\)
\(\left(-\right):\left(+\right)\rightarrow\left(-\right)\)
- Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên (trong biểu thức không chứa dấu ngoặc hoặc có chứa dấu ngoặc) cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây