Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi
- Bài 2: Thư gửi các học sinh
- Phiếu bài tập tuần 5
- Bài 3: Nay em mười tuổi
- Bài 4: Cậu bé say mê toán học
- Phiếu bài tập tuần 6
- Bài 5: Lớp học trên đường
- Bài 6: Luật Trẻ em
- Phiếu bài tập tuần 7
- Bài 7: Bức tranh đồng quê
- Bài 8: Lễ ra mắt Hội Nhi đồng Cứu quốc
- Phiếu bài tập tuần 8
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 6 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Vịnh Hạ Long
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
(Theo Thi Sảnh)
Điều gì tạo nên nét duyên dáng của Hạ Long?
Địa điểm nào được nhắc đến trong bài đọc?
Trong đoạn văn đầu, tác giả đã miêu tả Hạ Long với màu sắc nào là chủ yếu?
Hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả sử dụng phép so sánh trong đoạn văn thứ hai?
Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ nhất vào thời gian nào?
Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để miêu tả thiên nhiên vịnh Hạ Long?
Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong văn bản?
Mùa thu ở Hạ Long được tác giả miêu tả nổi bật với hình ảnh nào?
Trong câu văn sau, tác giả miêu tả Hạ Long bằng giác quan nào?
Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại.
Nội dung chính của bài đọc là gì?
Chọn các từ đồng nghĩa trong câu văn sau.
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Nối các từ với nghĩa phù hợp.
Từ "cửa" trong câu "Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió." được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Từ "ngọn" trong câu "Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta." có nghĩa là gì?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy , làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa . Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, , đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...
(Theo Trần Nhuận Minh)