Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Những thư viện đặc biệt
- Tự đọc sách báo
- Bài viết 1: Luyện tập tả cây cối (Tìm ý, lập dàn ý)
- Bài đọc 2: Những trang sách tuổi thơ
- Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép
- Bài viết 2: Luyện tập tả cây cối
- Phiếu bài tập tuần 7
- Bài đọc 3: Người thu gió
- Bài viết 3: Luyện tập tả cây cối (Kết bài)
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sách và thư viện
- Bài đọc 4: Mỗi lần cầm sách giáo khoa
- Phiếu bài tập tuần 8
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 8 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Bác Hồ với tinh thần tự học
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới cái tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối, sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trau dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết.
(Theo Truyện kể về Bác Hồ kính yêu)
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Khi mới học, Bác học tiếng Pháp bằng cách nào?
Chi tiết nào cho thấy rõ nhất thành quả của nỗ lực học tiếng Pháp của Bác Hồ?
Bác dùng cách nào để cải thiện khả năng viết tiếng Pháp của mình?
Nhận xét về cách học tiếng Pháp của Bác.
Bác bắt đầu học tiếng Pháp ở thời điểm nào?
Xếp các đặc điểm sau vào loại kết bài phù hợp.
- Nêu lên cảm nghĩ của người viết
- Gồm một câu
- Gồm một số câu
- Nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng của người viết
Kết bài không mở rộng
Kết bài mở rộng
Kết bài sau thuộc kiểu kết bài nào?
Tôi rất yêu quý cây bàng này vì nó như người bạn tốt suốt thời thơ ấu của tôi.
Chọn những lợi ích của việc đọc sách.
Khi đến thư viện, chúng ta không nên làm gì?
Bấm chọn những từ ngữ cần đặt trong dấu ngoặc kép trong các câu văn sau:
a. Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.
b. Tôi rất thích đọc tuyển tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
c. Nhà thơ Xuân Diệu có nhiều tập thơ nổi tiếng như Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung, Một khối hồng,...