Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa SVIP
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM NGÀY XƯA
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: Theo TRẦN BÌNH, dlib.huc.edu.vn.
2. Thể loại: Văn bản thông tin.
II. Những đặc điểm của văn bản thông tin thể hiện ở bài viết
1. Thông tin chính và cách triển khai thông tin
a. Thông tin chính
b. Cách triển khai thông tin
- Cách triển khai thông tin:
- Tác dụng: giúp người đọc hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự của các thông tin đó:
+ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.
+ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Các phương tiện được nói đến trong văn bản là: thuyền, bè, mảng, thuyền độc mộc đuôi én, xe quệt trâu kéo, ngựa, sức voi, thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên,…
2. Tác dụng của tài liệu tham khảo
- Thể hiện được sự nghiên cứu công phu, khoa học của người viết. Từ đó, tạo nên sự tin tưởng cho bạn đọc.
- Giúp người đọc hiểu rõ hơn và có cơ sở đọc thêm tài liệu mở rộng nếu muốn tìm hiểu sâu.
III. Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
- Thuyền độc mộc đuôi én: người Thái, La Ha, đặc biệt là người Kháng ở ven sông Đà.
- Xe quệt trâu kéo: người Sán Dìu.
- Ngựa: người Mông, dân cư sống ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng.
2. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
- Để vận chuyển và lưu thông trên sông họ sử dụng thuyền độc mộc.
- Thể hiện sự phát triển về trí tuệ họ đã biết sử dụng các phương tiện đi lại để giảm sức lao động con người.
- Phần nào thể hiện sự văn minh nhân loại.
1. Nội dung
Văn bản cung cấp thông tin về phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi ở phía Bắc và Tây Nguyên.
2. Nghệ thuật
- Trình bày nội dung lô-gic, cô đọng, dễ hiểu và cung cấp đầy đủ thông tin.
- Ngôn ngữ phổ thông và trong sáng.
B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính nào? Tóm tắt các thông tin đó bằng một sơ đồ tư duy.
Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triển khai ấy.
- Triển khai thông tin theo cách phân chia đối tượng thành nhiều loại để giải thích và chứng minh.
- Tác dụng: làm rõ vấn đề giúp người đọc dễ hình dung, nắm bắt.
Câu 3 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X - XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?
- Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:
+ Ở miền núi phía Bắc:
* Người Kháng, La Ha, Mảng, Thái, Cống,… sử dụng thuyền, bè, mảng.
* Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu.
* Người Mông, Hà Nhì, Dao,… dùng ngựa.
+ Ở Tây Nguyên: người dân chủ yếu voi, ngựa, thuyền độc mộc.
- Các phương tiện này phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.
Câu 4 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Nêu tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.
Tác dụng: bổ sung thông tin giúp làm rõ nội dung được viết, qua đó cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu, khoa học.
Câu 5 (trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Tìm hiểu thêm về các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay. Chỉ ra những sự thay đổi về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển ở những dân tộc thiểu số này (nếu có) và lí giải nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Gợi ý:
Hiện nay, các dân tộc thiểu số đã sử dụng các phương tiện có gắn động cơ như xe máy tự chế, xe thồ, xe kéo hoặc xuồng máy. Những phương tiện này giúp việc vận chuyển diễn ra nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, góp phần nâng cao hiệu suất lao động.
Nguyên nhân: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhân dân ở các vùng sâu vùng xa cũng được hỗ trợ và cập nhật về máy móc kỹ thuật để cải thiện đời sống vật chất, nâng cao cơ sở hạ tầng, dần dần chuyển đổi từ phương tiện vận chuyển thô sơ sang phương tiện gắn máy tiện dụng, nâng cao hiệu suất.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây