Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tây Tiến (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Mạch cảm xúc
- Cảm xúc gợi nhớ về Tây Tiến:
+ Câu thơ mở đầu Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! gợi lên nỗi xúc động trào dâng, khiến thi sĩ phải thốt lên thành tiếng gọi thân thương Tây Tiến ơi!.
+ Sông Mã là một địa danh gắn liền với đoàn quân Tây Tiến. Sông Mã xa rồi là nói về khoảng cách thời gian giữa quá khứ với hiện tại.
=> Câu cảm thán làm bật lên tiếng gọi của thi sĩ với đoàn binh Tây Tiến. Tiếng gọi ấy có tác dụng khơi nguồn cảm xúc, dẫn dắt người đọc theo dòng hồi ức, từ hiện tại quay trở về với quá khứ của nhà thơ - một thời gắn bó sâu sắc với Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. Nỗi nhớ ấy cứ chập chờn, thổn thức, ngổn ngang trong tâm hồn của nhà thơ.
- Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc:
+ Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ:
=> Những câu thơ miêu tả thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc sử dụng nhiều vần trắc, cách ngắt nhịp 4/3 góp phần tả thực địa hình vô cùng hiểm hóc, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy của núi đồi nơi đây. Không những vậy, không gian hoang sơ của Tây Bắc còn được khắc họa thông qua âm thanh thác gầm thét và hình ảnh cọp trêu người đem lại cảm giác rùng rợn, đầy kinh hãi về chốn rừng thiêng nước độc.
+ Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn:
=> Trước thiên nhiên hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, thi sĩ hay những người lính Tây Tiến, đều chìm đắm trong cảnh sương Sài Khao, Mường Lát. Dù là hoa rừng hay sương núi quyện lại thì đều khiến cho Tây Bắc nhuốm màu sắc thơ mộng, diệu kì. Hay khi đứng trên đỉnh Pha Luông cao vời vợi, người lính không khỏi xiêu lòng trước khung cảnh bản làng chìm lấp ẩn hiện giữa cơn mưa rừng mờ mịt đến mênh mông, tạo cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, mát dịu đến nao lòng. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ còn rất tinh tế khi tái hiện lại khung cảnh bờ lau đong đưa trong sương chiều, gió núi.
- Nhớ về đoàn quân Tây Tiến, về tình quân dân:
+ Nỗi nhớ về chặng đường hành quân đầy gian khó, vất vả, thậm chí là có những người lính vì quá dãi dầu, cực nhọc mà đã gục lên súng mũ bỏ quên đời.
+ Nỗi nhớ về tình quân dân thắm thiết: Tình quân dân được thể hiện qua chi tiết người Tây Bắc sẻ chia, nuôi dưỡng chiến sĩ cách mạng bằng thức quà bình dị, đặc trưng của vùng Tây Bắc - đó chỉ đơn giản là cơm nếp xôi, ấy mà vẫn khiến người lính cảm động và trân trọng. Không những vậy, tình quân dân còn được thể hiện qua những đêm liên hoan văn nghệ đầy thi vị: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... / Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. Trong ánh lửa ấm áp của đêm văn nghệ ấy, những cô gái Thái với dáng điệu e ấp, tình tứ trong bộ xiêm áo lung linh, cùng nhau nhảy múa, ca hát khiến cho những người lính trẻ say mê đến ngỡ ngàng, hân hoan và vui sướng.
- Nhớ về người lính Tây Tiến và lời thề hẹn:
+ Người lính Tây Tiến có vẻ ngoài kì lạ vì phải đối diện với nhiều vất vả, gian lao trên con đường hành quân. Đó là:
+ Không những vậy, những người lính Tây Tiến còn có ý thức trách nhiệm rất cao đối với đất nước. Họ sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân, sinh mệnh của mình vì sự nghiệp của dân tộc: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
3. Nhân vật trữ tình
Như vậy, người lính Tây Tiến hiện lên với những vẻ đẹp sau:
- Xuất thân: Người lính Tây Tiến đa phần là những thanh niên trí thức ở Hà Nội.
- Ngoại hình: Băng qua những chặng đường hành quân gian khổ, nên người lính Tây Tiến có vẻ ngoài kì dị, lạ thường: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm / Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Vẻ ngoài của họ chính là sản phẩm của căn bệnh sốt rét rừng quái ác. Thời chiến, bên cạnh quá trình hành quân gian khổ, môi trường sống tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, người lính còn phải đối diện với sự thiếu thốn về đạn dược. Chính vì vậy, dẫu bị bệnh tật dày vò, chẳng có thuốc men chạy chữa, nhưng những người lính vẫn tiếp tục con đường hành quân của mình, hướng về phía trước.
=> Ngoại hình dù lạ thường, cơ thể có rệu rã vì bệnh tật nhưng những người lính không hề yếu đuối mà vẫn dữ oai hùm, giữ vững ý chí, kiên định mà tiến về phía trước.
- Tính cách, phẩm chất:
+ Trước thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, người lính không hề sợ hãi hay trốn chạy hiện thực. Mà họ đều nhìn thiên nhiên ấy qua lăng kính thi vị, lãng mạn. Đối diện với dốc khúc khuỷu, vực thăm thẳm, rừng đậm sương giá, họ vẫn cảm nhận được cái đẹp của không gian đầy hiểm trở ấy. Đó là hình ảnh Pha Luông nhìn từ điểm nhìn vừa cao, vừa xa; là cảm nhận súng ngửi trời ở cái độ cao nghìn thước; là nhìn cái chết bằng cái nhìn thi vị: Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời;...
+ Xuất thân là những thanh niên trí thức trẻ của đất Hà Thành, những người lính Tây Tiến hội tụ đủ những nét hào hoa, lãng mạn với trái tim rạo rực tình yêu: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
+ Trước hoàn cảnh của nước nhà, những người lính Tây Tiến sẵn sàng ra đi với một thái độ dứt khoát, quyết đoán, không tính thiệt so hơn. Họ sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân và sinh mệnh mình cho đất nước: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết, chân thành của tác giả Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiến, về thiên nhiên Tây Bắc và về tình quân dân thắm thiết. Qua đó, tác giả ca ngợi chí khí hào hùng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của người lính Tây Tiến.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp lãng mạn kết hợp với cảm hứng ngợi ca và khuynh hướng sử thi.
- Ngôn ngữ vừa sáng tạo, vừa trang trọng; sử dụng nhiều từ láy và từ Hán Việt.
- Hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi tả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây