Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt SVIP
THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Vũ Bằng (1913 - 1984), sinh ra ở Hà Nội.
- Là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng.
- Có sở trường ở thể loại truyện ngắn, tùy bút, bút kí.
- Tùy bút Vũ Bằng giàu chất trữ tình và chất thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú. Văn Vũ Bằng tràn đầy cảm xúc, biểu thị những cảm giác tinh tế.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Miếng ngon Hà Nội (1960), Món lạ miền Nam (1969), Thương nhớ Mười Hai (1972),...
b. Tác phẩm
- Thương nhớ Mười Hai được viết trong thời gian Vũ Bằng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Niềm thương nhớ gia đình, quê hương da diết được thể hiện qua sự hồi tưởng về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống hằng ngày mang vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của Hà Nội. - Thương nhớ Mười Hai có 13 bài tùy bút, gồm 12 bài viết về các tháng trong năm và một bài về Tết. |
c. Đoạn trích
- Thể loại: Tùy bút.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Bố cục: ba phần:
+ Phần 1: từ đầu đến "mê luyến mùa xuân": Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
+ Phần 2: tiếp theo đến "mở hội liên hoan": Cảnh sắc và không khí mùa xuân của thiên nhiên đất trời và lòng người.
+ Phần 3: còn lại: Cảnh sắc mùa xuân đất Bắc từ sau ngày rằm tháng Giêng.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Cảm nhận về không gian của tác giả
Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Cấu tứ của bài tùy bút này là dựa vào không gian. Đó là không gian có những nét đặc trưng, riêng có của Hà Nội - miền Bắc trong tiết trời tháng Giêng. Đó còn là không gian của những sinh hoạt văn hóa cộng đồng và sinh hoạt gia đình.
a. Không gian Hà Nội
- Vào mùa xuân khoảng đầu tháng Giêng
Ngoài các chi tiết trên, còn có thêm các chi tiết khác:
+ Câu hát huê tình, đất trời mang mang.
+ Đường sá không còn lầy lội nữa.
+ Cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa,...
- Vào độ sau rằm tháng Giêng, có sự chuyển đổi của không gian:
Sau rằm tháng Giêng, không gian còn hiện lên với các chi tiết:
+ Đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
+ Nền trời trong có những làn sáng hồng,...
+ Đặc biệt, khung cảnh đêm trăng tháng Giêng trong cái rét ngọt đầu năm được miêu tả giàu sức gợi: đêm xanh biêng biếc, có mưa dây, nhìn rõ từng cánh sếu bay, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc.
b. Không gian sinh hoạt gia đình
- Vào đầu tháng Giêng: không gian gia đình vẫn còn âm hưởng của Tết:
+ Món ăn ngày Tết: thịt mỡ dưa hành.
+ Không khí vẫn còn âm hưởng của Tết: nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên.
- Không gian gia đình chuyển dịch về với sinh hoạt đời thường êm đềm sau Tết:
+ Bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.
+ Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng" và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
c. Nhận xét
- Qua cảm nhận về không gian của tác giả, ta thấy những cảm nhận tinh tế, tình cảm gắn bó, mến yêu của Vũ Bằng với quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, từ láy, so sánh.
=> Thể hiện đặc trưng của thể loại tùy bút.
2. Sức sống của con người và thiên nhiên
a. Các chi tiết
- Chi tiết diễn tả những cảm giác của con người trong tiết trời mùa xuân:
+ Nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.
+ Nhựa sống ở trong người căng lên.
+ Tim người ta dừng như cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn.
+ "Sống" lại và thèm khát yêu thương, thấy ai cũng muốn yêu thương.
+ Trong lòng như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
+ Cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa,...
- Thiên nhiên cũng tràn đầy sức sống trong mùa xuân:
+ Rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn.
+ Đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động.
+ Sông xanh, núi tím.
+ Máu cũng căng lên trong lộc của loài nai.
+ Mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ,...
b. Cách diễn tả thế giới tâm hồn của nhà văn
- Bằng hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi; những so sánh dễ hình dung; cách nói mới lạ, thú vị với các động từ mạnh, giọng điệu sôi nổi, êm ái, thiết tha, cảm xúc mạnh mẽ, tuôn trào.
- Từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm: "tôi yêu", "muốn yêu thương", "thèm khát yêu thương".
3. Cách triển khai bài tùy bút
- Bố cục bài viết được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về mùa xuân.
+ Nêu chủ đề: "Ai cũng chuộng mùa xuân."
+ Lí lẽ và dẫn chứng"
_ Lí lẽ dựa trên những chân lí không thể đảo ngược: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân."
- Sau những lí lẽ và dẫn chứng, tác giả lấy chính trải nghiệm của mình về mùa xuân - "mùa xuân của tôi" để chứng minh lời khẳng định trên. Những cảm nhận về mùa xuân được soi chiếu qua tình yêu sâu nặng vơi quê nhà. Ai cũng chuộng mùa xuân, nhất là mùa xuân lại gắn với những kỉ niệm, hồi ức gần gũi, chan chứa yêu thương.
4. Cái "tôi" của người viết trong bài tùy bút
- Những sắc thái nghĩa khác nhau trong cách định danh mùa xuân quê hương mà Vũ Bằng đã sử dụng trong tác phẩm:
+ Cách viết "mùa xuân của tôi" cho thấy những kỉ niệm của tác giả với quê nhà.
+ Cách viết "mùa xuân thần thánh của tôi" cho thấy mùa xuân quê hương có ý nghĩa như thế nào với riêng người viết (đem đến những đổi thay kì diệu).
+ Cách viết "mùa xuân của Hà Nội thân yêu" cho thấy sự gắn bó sâu nặng của tác giả - người con xa quê - với quê nhà.
=> Hình bóng cái "tôi" tác giả thể hiện khá đậm nét trong bài tùy bút.
5. Lời văn bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình
- Một số câu văn giống như lời trò chuyện tâm tình:
+ Ơi ơi người em gái xoã tóc bên cửa sổ!
+ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.
+ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
=> Những câu văn có chứa lời gọi - đáp làm người đọc có cảm giác như mình là người nghe những lời trò chuyện tâm tình của tác giả. -> Khoảng cách giữa người viết và người đọc bị rút ngắn.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Tùy bút thiên về tính trữ tình.
- Quan sát, cảm nhận tinh tế, nghệ thuật miêu tả cảnh vật sinh động, chân thực.
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc. Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, liệt kê,...
- Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, giàu tính biểu cảm.
2. Nội dung
- Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.
- Qua đó, bộc lộ chân thực, cụ thể tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây