Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thơ tự do SVIP
THƠ TỰ DO
1. Khái niệm
a. Sự ra đời, vận động của thơ tự do
- Trong lịch sử văn học Việt Nam, khái niệm “thơ tự do” được hình thành trong sự đối lập với thơ Đường luật và các thể thơ truyền thống. Có thể xem phong trào Thơ mới là bước khởi điểm của thơ tự do.
- Tiếp nhận ảnh hưởng từ các hình thức thể hiện của thơ ca phương Tây, các nhà thơ Việt Nam từng bước tìm cách rời bỏ các quy tắc của thơ Đường luật và các thể thơ truyền thống.
- Nhiều tác giả của phong trào Thơ mới tìm đến những hình thức thơ cách tân mang tính tự do hơn. Đó chính là giai đoạn đầu của thơ tự do. Ở giai đoạn đầu, mặc dù cách tổ chức nhịp điệu, hài thanh của câu thơ vẫn còn chịu ảnh hưởng khá đậm của thơ Đường luật cổ điển và thơ truyền thống nói chung, nhưng xu hướng tự do hoá hình thức thơ vẫn lấn lướt.
- Xét theo một góc độ nhất định, có thể nói thơ tự do dần trở thành thể thơ chủ đạo của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Khi nói về thơ tự do, việc chỉ quan tâm thuần tuý về phương diện hình thức là không đủ. Điều quan trọng ở đây là tinh thần tự do, tinh thần khai phóng làm điểm tựa cho mọi sự biến đổi về mặt hình thức.
- Giai đoạn văn học từ sau 1945 đến nay, thơ tự do đã bứt phá
b. Đặc điểm của thơ tự do
- Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách gieo vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách.
- Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vần ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ.
- Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống.
- Khi nói về thơ tự do, việc chỉ quan tâm thuần tuý về phương diện hình thức là không đủ. Điều quan trọng ở đây là tinh thần tự do, tinh thần khai phóng làm điểm tựa cho mọi sự biến đổi về mặt hình thức.
2. Mạch cảm xúc
Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình.
3. Cảm hứng chủ đạo
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây