Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt SVIP
Thực hành tiếng Việt
Trợ từ và thán từ
I. Tri thức Ngữ văn
1. Trợ từ.
- Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Một số trợ từ thường gặp: chính, cả, cũng, những, ngay, đến, ngay cả, ngay những, chính ngay, ngay như,..
- Trợ từ có hai loại:
+ Trợ từ nhấn mạnh (những, có, chính, mỗi, ngay,..): thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.
Ví dụ: Má đứa cho tôi những mười tờ một trăm, bảo mua ngay một chồng vở mới.
- những trong câu trên là trợ từ, có chức năng nhấn mạnh mức độ về lượng nhiều hơn mức cần mong đợi.
+ Trợ từ tình thái (tiểu từ tình thái) (à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nhen, nghen, đấy, này,..): thường đứng ở đầu và cuối câu, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.
Ví dụ: Bác này lí luận hay nhỉ!
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
- nhỉ trong câu trên là trợ từ tình thái, đứng ở cuối câu cảm thán.
Vị trí của trợ từ:
- Trợ từ có vị trí tương đối cơ động, thường đi theo những bộ phận nhất định của cấu trúc câu.
Ví dụ: So sánh trợ từ cả và ý nghĩa của vị trí đặt trợ từ:
- Nó cũng đọc cả báo.
Phân tích: Trợ từ cả trong câu đứng trước danh từ báo để chỉ việc nó đọc nhiều thể loại và trong đó có đọc báo.
- Cả nó cũng đọc báo.
Phân tích: Từ cả đứng đầu câu, trước đại từ nó để chỉ việc không chỉ những người khác đọc báo mà nó cũng đọc báo.
2. Thán từ.
- Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp, thường gắn với một ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ nào đó của người nói và có thể dùng chung cho nhiều cảm xúc khác nhau.
Một số thán từ thường gặp như: ơi, vâng, dạ, ối, than ôi, hỡi ôi, trời ơi, eo ôi, ủa, …
- Thán từ có hai loại:
+ Thán từ bộc lộ cảm xúc (a, á, ô, ôi, ối, chà,..): dùng để bộc lộ các trạng thái cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,..).
Ví dụ: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
(Nam Cao, Lão Hạc)
+ Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ,..)
Ví dụ: - Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
Vị trí của thán từ:
- Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng kèm điệu, cử chỉ, nét mẹ,..tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.
Câu 1: Xác định trợ từ và thán từ được sử dụng trong các lời thoại sau:
a, – A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
c, – Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra thì tù mọt gông, chứ chẳng chơi đâu.
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
Câu 2: Tìm thán từ trong các câu sau, giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng.
a. – Ớ này! Vào đây, các chú.
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
Thán từ: ớ, này.
Chức năng:
- ớ: (khẩu ngữ) từ gọi dùng để gọi người ở xa, thường là không quen.
- này: từ thốt ra như để gọi người đối thoại, bảo hãy chú ý.
-> Chức năng: gọi đáp.
b. – “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn!
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
c. - Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
Câu 3: Trong các cặp câu a1-a2; b1-b2 dưới đây, những từ in đậm nào là trợ từ? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy?
a1. Tôi đau đớn quá! Tôi chết mất thôi.
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
a2. Tôi đi từ nhà đến trường mất hơn nửa giờ.
(Nhóm biên soạn)
Gợi ý:
- Từ mất trong câu a1 là trợ từ. Nó có tác dụng biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ của một tình cảm mà mình cảm thấy không sao kìm được (sự đau đớn).
b1. Cái tội giả mạo chữ kí là một trọng tội, tôi run lắm kia, cậu ạ.
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
b2. Người ấy chỉ tay ra xa và nói: “Ông ta đang gặt lúa ở cánh đồng kia”.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Câu 4: Các câu sau sử dụng những trợ từ nào? Hãy giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng.
a. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
b. Bệnh nhân mới à? Anh ta làm sao?
(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)
c. Bẩm, đúng ạ!
(Mô-li-e, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục)
d. Ngài và đoàn tuỳ tùng của ngài làm việc đến quên ăn quên ngủ để duy trì sự sống cho nó.
(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)
Câu 5: Đặt hai câu có sử dụng thán từ và hai câu có sử dụng trợ từ.
Hai câu sử dụng thán từ:
- Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao!
- Trời đất ơi, sao tôi khổ thế này!
Hai câu sử dụng trợ từ:
- Chính nó đã làm gãy cái ghế.
- Chỉ có chăm học mới làm cho trí thông minh được tỏa sáng.
Câu 6:
Gợi ý:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, các nhóm nhập vai và thể hiện các thời thoại của nhân vật.
- Mỗi HS trong nhóm dựa vào lời thoại của mình thể hiện rồi tìm ra trợ từ và thán từ được sử dụng đồng thời nêu chức năng của chúng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây