Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Lỗi câu mơ hồ SVIP
1. Phân tích lỗi câu mơ hồ trong những trường hợp sau và nêu cách sửa.
a. Ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
- Phân tích lỗi: Trong câu này, hiện tượng đồng âm ("ba"1 - có nghĩa là "cha" và "ba"2 có nghĩa là "số ba (3)") khiến câu mơ hồ về nghĩa.
=> Đây là lỗi mơ hồ từ vựng.
- Cách sửa: Thêm từ ngữ để câu rõ nghĩa:
Ba của cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
Cả ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
b. Chị ấy đã gặp con.
- Phân tích lỗi: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ "con" (cách hiểu 1: người thuộc thế hệ sau trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra ("chị ấy"), trường hợp này được hiểu là "con của chị ấy"; cách hiểu 2: từ "con" được dùng để xưng hô khi giao tiếp với người trực tiếp sinh ra mình là "cha/mẹ", trường hợp này được hiểu là "con" đang thông báo với "cha/mẹ" về việc "chị ấy đã gặp mình") khiến câu mơ hồ về nghĩa.
=> Loại câu mơ hồ về từ vựng.
- Cách sửa: Thêm/thay đổi trật tự từ để câu rõ nghĩa.
c. Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
- Phân tích lỗi: Trong câu trên, "hát" có thể là thành phần phụ bổ nghĩa cho từ "nhà", làm thành từ "nhà hát" (công trình kiến trúc chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho công chúng xem); cũng có thể được hiểu là thành phần chính của cụm động từ "hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm". Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu.
- Cách sửa: Thêm từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn:
Cả nhà hát đang say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
Cả nhà đang hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
d. Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua hôm qua.
- Phân tích lỗi: Trong câu trên, "mới" có thể được hiểu là tính từ, bổ nghĩa cho danh từ "xe đạp"; cũng có thể hiểu là phó từ, bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ "mua". Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu.
- Cách sửa: Thêm từ ngữ, điều chỉnh trật tự từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn.
Nó khoe với tôi chiếc xe đạp nó mới mua hôm qua.
Hôm qua, nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua.
đ. Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.
- Phân tích lỗi: Trong câu trên, không rõ là "tôi nhìn thấy anh ấy trên đường tôi đến thư viện" hay "tôi nhìn thấy anh ấy trên đường anh ấy đến thư viện".
- Cách sửa: Thêm từ ngữ để câu rõ nghĩa:
Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy khi tôi đang trên đường đến thư viện.
Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy khi anh ấy đang trên đường đến thư viện.
e. Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy.
- Phân tích lỗi: Trong câu trên, có thể hiểu món quà ấy là của cô ấy, cô ấy là người nhận quà, nhưng cũng có thể hiểu món quà ấy là của cô ấy tặng cho "tôi".
=> Loại câu mơ hồ logic.
- Cách sửa: Thay đổi một số từ ngữ để câu rõ nghĩa:
2. Chỉ ra điểm chung về lỗi mơ hồ trong những câu dưới đây và đề xuất phương án sửa phù hợp:
a. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời.
b. Cây khế đầu hè đã chết rồi.
- Phân tích lỗi:
a. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời.
Từ "độc" có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ Có tác dụng làm hại sức khỏe hoặc làm cho chết.
+ Chỉ có một mà thôi.
b. Cây khế đầu hè đã chết rồi.
Từ "hè" có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ Mùa hạ.
+ Dải nền ở trước hoặc quanh nhà.
- Cách sửa: Thêm hoặc thay từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn:
a. Đây là phương thuốc duy nhất trên đời./ Đây là phương thuốc độc hại nhất trên đời.
b. Cây khế đầu mùa hè đã chết rồi./ Cây khế ở đầu hè nhà mình đã chết rồi.
3. Sưu tầm ít nhất ba câu mơ hồ và nêu cách sửa.
Tham khảo:
Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.
- Phân tích lỗi: "dấu vết" có thể vừa được hiểu là của "các cảnh sát", vừa được hiểu là của "tên tội phạm".
- Cách sửa: Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm, mặc dù hắn không để lại dấu vết.
4. Đọc đoạn trích sau:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Huy Cận, Tràng giang)
a. Theo bạn, dòng thơ in đậm ở trên có thể được hiểu theo những cách nào?
- Cách 1: Không có cả tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Cách 2: Ở đâu đó có tiếng làng xa vãn chợ chiều.
b. Đây có phải là lỗi câu mơ hồ không? Vì sao?
Đây không phải là lỗi câu mơ hồ mà là biểu hiện của tính đa nghĩa trong ngôn ngữ học. Việc dòng thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều có thể được hiểu theo nhiều cách là biểu hiện của tính đa nghĩa. Chính đặc điểm ấy giúp người đọc phát huy sự liên tưởng, tưởng tượng nhiều hơn trong khi đọc, đồng thời tạo nên một vẻ đẹp riêng của văn bản văn học.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây