Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt SVIP
I. Lý thuyết
1. Khái niệm từ Hán Việt:
- Từ Hán Việt là những từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh, từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ cao.
2. Nhận biết một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn:
- Các yếu tố Hán Việt đồng âm:
- Trong tiếng Hán, các yếu tố đồng âm như vậy được biểu thị bằng những chữ viết khác nhau, nhờ vậy, nghĩa của chúng có sự phân biệt rõ ràng. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm nên các yếu tố đồng âm gốc Hán hầu hết được viết giống nhau. Đây là một trong những nguyên nhân dễ làm nảy sinh hiện tượng nhầm lẫn về nghĩa.
- Các yếu tố Hán Việt gần âm: Một số yếu tố Hán Việt gần âm cũng có thể gây nhầm lẫn về nghĩa. Chẳng hạn như: tri là biết, trí là khả năng nhận thức. Nếu nhầm lẫn hai từ này, chúng ta có thể dùng sai từ ngữ. Ví dụ: Đội ngũ tri thức phải tiên phong trong công cuộc phát triển khoa học, công nghệ. Câu này phải sử dụng từ trí thức - tức là những người có kiến thức sâu xa về lĩnh vực nhất định.
3. Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn:
- Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận: Ví dụ: di cư và di sản đều có yếu tố đồng âm di. Nếu hiểu di cư là sự di chuyển đến nơi khác để sinh sống, còn di sản là tài sản mà người mất để lại, thì ta sẽ thấy được hai yếu tố di này chỉ đồng âm chứ không đồng nghĩa. Từ cách hiểu như trên ta có thể vận dụng vào để giải nghĩa và hiểu được nghĩa của một số từ khác có từ di như di cảo, di dân, di truyền, di chứng, di động,...
- Tra cứu từ điển: Khi có sự phân vân về nghĩa của yếu tố Hán Việt nào đó, cần tra từ điển. Tìm hiểu cách giải nghĩa từng yếu tố kèm theo một số ví dụ về từ được từ điển nêu ra sẽ giúp ta nắm được nghĩa của các yếu tố một cách chính xác.
II. Thực hành
1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:
a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên.
b. bá trong từ bá chủ và bá trong cụm từ nhất hô bá ứng.
c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào.
d. bằng trong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu.
2. Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm với yếu tố được in đậm trong các câu sau:
a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng.
(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi hạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua.
(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
c. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
3. Đặt bốn câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.
Ví dụ: Đặt câu với từ kì công:
Bức tượng điêu khắc này đã được tác giả của nó chạm khắc thật kì công.
4. Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.
a. Mỗi tác phẩm văn học là một chính thể, trong đó, các yếu tố có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng của chỉnh thể.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây