Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ SVIP
ÔN TẬP VỀ TỪ HÁN VIỆT, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
I. Ôn lại kiến thức:
1. Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là những từ mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo âm Việt. Ví dụ: thi sĩ (nhà thơ), độc giả (người đọc), thính giả (người nghe), thiên địa (đất trời), …
2. Thành ngữ
Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. Ví dụ: khoẻ như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa,… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói trở nên sinh động, có tính hiệu quả cao.
3. Tục ngữ
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ.
II. Luyện tập
1. Tìm từ ghép Hán Việt trong các cụm từ dưới đây (ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn). Chỉ ra nghĩa của mỗi từ ghép Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó:
các bậc trung thần nghĩa sĩ, lưu danh sử sách, binh thư yếu lược
2. Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.
a. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão… (Trần Quốc Tuấn)
b. Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)
c. Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)
d. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)
3. Ghép các thành ngữ, tục ngữ (in đậm) ở cột bên trái với nghĩa phù hợp ở cột bên phải:
4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
* Tham khảo:
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một “áng thiên cổ hùng văn”. Bài hịch thể hiện lòng yêu nước tha thiết, khát khao chiến đấu giành độc lập cho dân tộc của vị chủ tướng. Với giọng điệu hùng hồn, mãnh liệt, bài hịch cũng là lời khích lệ các tì tướng, quân dân Đại Việt vùng lên đánh đuổi quân Nguyên. Bài hịch được xem là áng văn nghị luận mẫu mực khi thành công trong việc sử dụng các lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng.
Các từ Hán Việt được sử dụng: độc lập, chủ tướng, tì tướng, thành công, …
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây