Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ
1. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong các câu thơ sau:
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu thơ trên là:
a. Thiên nhiên được nhà thơ Quang Dũng nhân hóa như con người, nhưng là con người với những hành động thể hiện thái độ hung dữ, đáng sợ, từ đó cho thấy được sự hiểm trở, khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc.
b. Thể hiện được rõ sự chuyển giao từ hạ sang thu, tái hiện vẻ đẹp bầu trời trong trẻo và không khí vui mừng êm dịu của mùa thu.
2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Quang Dūng, Tây Tiến)
- “Đoàn binh không mọc tóc”: Ngoại hình kì lạ của đoàn binh là do phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng hiểm ác, khiến tóc rụng và không thể mọc được, cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc.
- “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: những người lính ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, trong trái tim tuổi trẻ của họ vẫn giữ hoài những bóng nàng thơ.
3. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu thơ sau:
a. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
b. tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)
- Điệp ngữ: “tiếng ghi ta”
=> Lặp cấu trúc "tiếng ghi ta" cùng với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến bài thơ trở thành một giai điệu vừa buồn thương vừa ám ảnh, cả đoạn thơ như một tiếng nấc nghẹn. Tiếng đàn như mang theo chính linh hồn và sinh mệnh của người tạo ra nó. Tiếng đàn ấy cũng diễn tả được nỗi thương tiếc của người dân Tây Ban Nha và của nhà thơ Thanh Thảo dành cho Lor-ca.
4. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau:
a. Gặp thời đồ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa.
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,
Tây binh khôn lối kéo Ngân Hà.
(Đặng Dung, Cảm hoài, Nguyễn Khắc Phi dịch)
- Biện pháp tu từ đối:
+ Câu 1 và câu 2: Đối ý. Phép đối có tác dụng thể hiện rằng thời thế thuận lợi thì dễ lập công, còn thời thế không ổn thì anh hùng cũng phải ôm hận. Đồng thời, phép đối còn tạo sự cân xứng, nhịp nhàng cho câu thơ và làm nổi bật ý chí, lòng trung thành và tài năng của tác giả.
b. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Biện pháp tu từ đối:
- Câu 1 và câu 2:
+ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi" - thanh bằng, đồng thời thể hiện cảnh gian khổ, mệt mỏi của đoàn quân.
+ "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" - thanh trắc, đồng thời thể hiện cảnh tượng đẹp đẽ, thơ mộng của núi rừng.
- Tác dụng: Tạo sự tương phản giữa cảnh gian khổ và thơ mộng, làm nổi bật sự vất vả của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân và cũng thể hiện tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây