Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm đọc hiểu về văn bản nghị luận SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
QUÊ HƯƠNG TRONG TÌNH THƯƠNG, NỖI NHỚ
Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một vùng cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về:
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thơ băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khắc tạc bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muốn mặn mòi ấy thấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kỳ diệu?
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỷ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá - Câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
(Sách Ngữ văn 9, tập 2, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Đối tượng nghị luận trong văn bản là
Luận đề của văn bản là gì?
Tác giả đã phân tích tình thương, nỗi nhớ trong bài thơ theo trình tự nào?
Trong phần mở bài, tác giả bài viết đã làm gì? (Chọn 2 đáp án)
Trong phần thân bài, tác giả đã sử dụng cách trình bày dẫn chứng nào?
Theo tác giả bài viết, Tế Hanh đã viết bài thơ Quê hương bằng
Người viết đã nhận định như thế nào về những câu thơ sau?
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Ở phần kết bài, người viết đã làm gì?
Dòng nào nhận xét đúng về văn bản?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.
Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.
Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
Theo tác giả, điều gì là yếu tố quyết định cho sự thành công?
Trong đoạn 1, tác giả đã trích dẫn lời của ai để dẫn dắt đến vấn đề nghị luận?
Việc dẫn dắt lời của một chuyên gia tâm lí ở đoạn 1 có tác dụng gì?
Dòng chữ "Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt." có hàm ý là gì?
Đoạn văn sau thuộc thành phần nào của một văn bản nghị luận?
Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác.
Vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?
Thông điệp của văn bản là gì?