Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trái tim Đan-kô SVIP
TRÁI TIM ĐAN-KÔ (DANKO)
Mác-xim Go-rơ-ki (Macxim Gorki)
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên: Mác-xim Go-rơ-ki.
- Năm sinh - năm mất: 1868 – 1936.
- Quê quán: Nga.
- Thể loại sáng tác: văn xuôi.
- Tác phẩm tiêu biểu: Những tạo vật từng là con người, những câu chuyện được dịch sang tiếng Anh (1905), Bài ca chim báo bão (1901), Bài ca Chim Ưng (1902).
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: trích từ Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “hăng hái và tươi tỉnh”: Hành trình Đan-kô dẫn bộ lạc vào rừng.
- Phần 2: Tiếp theo đến “họ làm anh buồn rầu”: Sự khó khăn khi đi qua đầm lầy.
- Phần 3: Còn lại: Sự dũng mãnh của Đan-kô.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Các sự kiện chính
2. Cách kể chuyện
*Sự thay đổi trong cách kể chuyện có tác dụng trong việc thể hiện nội dung câu chuyện:
- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật “tôi” kể về bà lão I-dec-ghin và câu chuyện về Đan-kô mà bà lão I-dec-ghin kể cho nhân vật “tôi” nghe.
- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau khi nghe câu chuyện về Đan-kô.
- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của bà lão và nhân vật “tôi”; thế giới huyền ảo, tưởng tượng là câu chuyện về Đan-kô.
3. Hình tượng trái tim Đan-kô
- Nguyên nhân: Dù anh tức giận khi bị mọi người buộc tội và chỉ trích nhưng vì yêu bộ tộc nên anh bỏ qua. Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết.
- Hành động: Hai tay anh xé toang lồng ngực, dứt trái tim và giơ lên đầu.
- Miêu tả:
+ Trái tim anh như ánh mặt trời soi sáng.
+ Trái tim cháy sáng như ánh đuốc.
+ Trái tim vẫn cháy khi Đan-kô gục chết.
+ Trái tim bị giẫm lên vẫn bừng ánh lửa.
III. Tổng kết
a. Nội dung
- Đoạn trích kể về hành trình Đan-kô dẫn bộ tộc đi vào đầm lầy, hành trình đi rất khó khăn khiến anh bị dân làng trách móc. Nhưng ý chí kiên cường, dũng cảm của Đan-kô đã dẫn lối anh giúp mọi người vượt qua khó khăn.
b. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Hình ảnh mang tính sáng tạo.
- Miêu tả chi tiết đặc sắc, từ ngữ gợi tả.
B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (Trang 82, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
- Những người trong bộ lạc kết tội Đan-kô và muốn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu.
- Đan-kô xé lồng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng.
- Cảm nhận của nhân vật “tôi” về Đan-kô sau câu chuyện của bà lão I-dec-ghin.
Câu 2 (Trang 82, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
TT | Từ câu…đến câu… | Là lời kể của… | Ngôi kể thứ… |
1 | Từ Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,… đến … chỉ nở ra trong giây lát. | Nhân vật xưng “tôi”. | Ngôi thứ nhất. |
2 | Từ "Đan-kô dẫn họ đi… đến …Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,..." | Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”. | Ngôi thứ ba. |
3 | Từ Bây giờ khi bà lão kể xong câu chuyện truyền thuyết tuyệt đẹp của mình… đến … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách. | Nhân vật xưng “tôi”. | Ngôi thứ nhất. |
*Sự thay đổi trong cách kể chuyện có tác dụng trong việc thể hiện nội dung câu chuyện:
- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật “tôi” kể về bà lão I-dec-ghin và câu chuyện về Đan-kô mà bà lão I-dec-ghin kể cho nhân vật “tôi” nghe.
- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau khi nghe câu chuyện về Đan-kô.
- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của bà lão và nhân vật “tôi”; thế giới huyền ảo, tưởng tượng là câu chuyện về Đan-kô.
Câu 3 (Trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Yếu tố |
Văn bản truyện khoa học viễn tưởng Dòng “Sông Đen” và Xưởng Sô-cô-la |
Văn bản Trái tim Đan-kô |
Không gian |
Không gian đáy biển nhà máy sản xuất kẹo sô-cô-la với dòng sông sô-cô-la khổng lồ. |
Không gian rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc. |
Thời gian |
Xác định, rõ ràng, cụ thể về ngày tháng và diễn biến các sự kiện. |
Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-dec-ghin. |
Nhân vật |
- Điểm chung của hai văn bản Dòng “Sông Đen” và Xưởng sô-cô-la là sự xuất hiện của kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện khoa học viễn tưởng: nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. - Sự sáng tạo của hai nhân vật này vẫn dựa trên nền tảng là sự phát triển của khoa học công nghệ ở thời điểm mà câu chuyện ra đời. - Văn bản Xưởng sô-cô-la có sự xuất hiện nhân vật người tí hon, cũng là kiểu nhân vật của truyện khoa học viễn tưởng. |
- Người anh hùng Đan-kô là nhân vật được xây dựng từ trí tưởng tượng. Tuy chi tiết “ánh lửa trên thảo nguyên trước cơn giông” được nhắc đến để giải thích cho ánh lửa của trái tim Đan-kô nhưng nó vẫn là chi tiết hoang đường, huyền ảo, không có sự gắn kết với những bằng chứng khoa học trong thực tế. - Nhân vật kể chuyện trong văn bản này cũng có sự thay đổi giữa hai ngôi kể nhằm tách bạch hai thế giới: thực tại và huyền thoại. |
Chi tiết/ hình ảnh |
Những hình ảnh trong văn bản truyện khoa học viễn tưởng như: con tàu Nau-ti-lơtx, đáy biển, lòng sông và con thác sô-cô-la, cỏ, hoa vừa trông làm cảnh vừa ăn được, người tí hon,... là những hình ảnh mang tính giả tưởng nhưng nó vẫn dựa trên hình ảnh thực tế của khoa học, kĩ thuật thời hiện đại và có khả năng sẽ được hiện thực hóa trong tương lai. |
Những hình ảnh: Đan-kô xé toang lồng ngực, Đan-kô lấy trái tim ra soi đường, trái tim cháy sáng như ánh đuốc, trái tim vẫn cháy khi Đan-kô gục chết, trái tim bị giẫm lên vẫn bừng ánh lửa,... là hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng, không dựa trên yếu tố khoa học kĩ thuật, càng không có khả năng biến thành hiện thực trong tương lai. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây