Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tràng giang (Phần 1) SVIP
I. Đọc - tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Huy Cận (1919 - 2005)
- Tên khai sinh là Cù Huy Cận.
- Quê quán: Hà Tĩnh
- Ông tham gia chính quyền cách mạng từ khá sớm và giữ nhiều trọng trách chính trị về sau.
- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền thơ cách mạng Việt Nam từ sau 1945.
- Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Pháp. Huy Cận đã tạo được những tác phẩm với sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Các tập thơ tiêu biểu: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Nước triều đông (tập thơ song ngữ Việt - Pháp, 1994)...
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Tràng giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Huy Cận, được viết vào năm 1939. Cảm xúc trong bài viết được khơi dậy từ những buổi chiều mùa thu ngắm cảnh mênh mang của sông Hồng.
b. Thể loại, thể thơ
- Thể loại: thơ trữ tình
- Thể thơ: 7 chữ
c. Đề tài, chủ đề
- Đề tài: thiên nhiên
- Chủ đề: thể hiện nỗi buồn sầu của con người cô đơn, nhỏ bé trước bức tranh thiên nhiên sông nước rộng lớn, từ đó thể hiện tình cảm với cuộc đời và tình yêu nước thầm kín.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Nhan đề
- “Tràng giang” có nghĩa là “sông dài”, là một từ Hán Việt, góp phần tạo ra nét cổ điển, trang trọng cho bài thơ.
- Vần “ang” được điệp lại trong từng tiếng kết hợp với liên tiếp hai thanh bằng tạo âm hưởng ngân vang gợi cái mênh mông, bao la của dòng sông, đưa dư âm thâm trầm vang xa, như nghe được cả những nỗi buồn khắc khoải của lòng người.
- Góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ.
2. Lời đề từ
Bâng khuâng, trời rộng nhớ sông dài
- “Sông dài” chính là nghĩa thuần Việt của nhan đề “tràng giang”, đi kèm với “trời rộng” mang hàm ý xoáy sâu hơn vào thiên nhiên rộng lớn; hé lộ tâm sự của cái “tôi” cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
- Là khung cảnh và tiền để khái quát để tác giả triển khai cảm hứng, nội dung, ý đồ nghệ thuật.
3. Nhân vật trữ tình:
Bị ẩn đi, là con người trong hoàn cảnh vong quốc cảm thấy trơ trọi, chông chênh trước cuộc đời.
4. Nội dung trữ tình
4.1. Khổ 1
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
- Hình ảnh thiên nhiên sông nước trải dài mênh mông, vô tận: sóng, tràng giang, nước, dòng.
- Hình ảnh tượng trưng cho những thân phận lênh đênh chìm nổi, cô đơn và lạc lõng giữa dòng đời:
+ thuyền: bấp bênh, buông xuôi vô định
+ củi:
→ Khiến cho cảnh sông nước càng thêm hoang vắng, hiu quạnh.
- Các từ láy nguyên: “điệp điệp”, “song song” cùng nhịp thơ 4/3 thể hiện:
+ Âm thanh của tâm trạng buồn thương ngân dài miên man không dứt.
+ Khung cảnh thiên nhiên man mác vẻ đẹp Đường thi cổ điển, mở rộng, kéo dài vô biên vô tận.
→ Nhân vật trữ tình gián tiếp thể hiện cảm xúc qua khung cảnh. Nỗi buồn được gợi ra một cách nhẹ nhàng, nó không khiến người ta đến mức thổn thức đau lòng nhưng cứ bủa vây giăng mắc đến ám ảnh.
4.2. Khổ 2
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
- Khung cảnh thiên nhiên tiếp tục được mở rộng thêm ra ở các chiều kích khác nhau, cùng với sự xuất hiện mơ hồ những hình ảnh của cuộc sống đời thường:
+ Thiên nhiên: cồn nhỏ, gió, nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng → không gian ba chiều được mở ra. Điểm nhìn từ dưới lên rồi chuyển hóa thành tầm nhìn ngang, vào thời gian chiều tà khiến vũ trụ trở nên thăm thẳm, rợn ngợp, bao trùm lấy con người cô độc, nhỏ bé.
+ Đời sống:
- tiếng làng xa vãn chợ chiều: âm thanh xa ngái, mơ hồ, ảm đạm càng gợi lên sự đìu hiu, quạnh quẽ và cảm giác khao khát kiếm tìm cái đầm ấm của thôn quê bình dị, yên ả nhưng không thể.
- bến cô liêu: bến vắng vẻ, cô độc vì vẫn chưa thấy thuyền trở về.
→ Sự biến mất dần của hình ảnh con người.
→ Sự khao khát cảnh đoàn tụ, thanh bình vốn có.
→ Cấu trúc tương phản tiếp tục được sử dụng; triển khai ở các hình ảnh trong những khổ thơ tiếp.
→ Từ đó gợi lên những suy nghiệm, triết lí về nhân sinh, cuộc sống, về tồn tại và những quy luật chuyển hóa của đời người.
→ Sự cảm thông sâu xa của hồn người với thiên nhiên, sự đồng điệu tinh vi giữa hồn thi nhân và hồn tạo vật.
- Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng cùng việc tích cực sử dụng từ láy gợi ra những lớp sóng tâm trạng, suy tư trong con người song song cùng tự nhiên bao la, rộng lớn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây