Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết: Trao đổi: Em đọc sách báo SVIP
Trao đổi: Em đọc sách báo
1. Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về học và hành.
- Khi giới thiệu, cần bắt đầu bằng việc nói về tác phẩm mà em đã chọn. Tác phẩm có thể là một câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo hoặc vở kịch mà em đã đọc và học.
- Đưa ra thông tin về tên tác phẩm, tên tác giả, và nếu có thể, thông tin cơ bản về hoàn cảnh ra đời hoặc thể loại của tác phẩm (chẳng hạn là câu chuyện về lòng hiếu học, bài học STEM, hay câu chuyện về vua Lãng Phí và vua Tiết Kiệm).
- Ví dụ: "Em đã từng đọc câu chuyện Kể chuyện gương hiếu học của tác giả Phương Thúy, Hoàng Trang. Đây là câu chuyện kể về những tấm gương sáng trong học tập.".
Bác Hồ học ngoại ngữ
Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ sang Pháp để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Để đi trên con đường này cần phải biết sử dụng thành thạo tiếng Pháp. Vì thế, Bác đặt ra quyết tâm: “Nhất định phải học cho kỳ được!”. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, Người vẫn tìm ra phương pháp học ngôn ngữ nước ngoài này. Trên chuyến tàu đó, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm đến hai người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Từ đây, Bác đã học từ thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày như những câu hỏi cái này là gì, đồ vật kia là gì,... Bác hỏi họ để được giải thích về ngôn ngữ. Sau đó Bác viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để tranh thủ vừa làm, vừa học. Có khi Bác viết hẳn vào cánh tay. Tối tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Sau mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành 2 bản. Một bản Người lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho Toà soạn.
Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi.”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết. Bên cạnh đó, Người lại cẩn thận xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toà soạn báo đã sửa lại cho mình như thế nào. Theo chỉ dẫn của những chủ bút, Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, khi lại viết ngắn lại cho súc tích…
Sau mỗi ngày làm việc, Bác lại tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết. Điều đó giúp Bác vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa là tự trau dồi kiến thức. Bác thường tìm đọc những tác phẩm của Tôn-xtôi để học tập cách viết, cách lập luận. Sau đó Người tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí.
Năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa. Chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán. Tất cả đều do Bác viết.
Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là nhờ vào sự rèn luyện không ngừng bằng việc tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, đó là học đi đôi với hành, Người đã thành công!
2. Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
- Chọn một nhân vật, chi tiết hoặc hình ảnh trong tác phẩm mà em thấy ấn tượng nhất. Nhân vật có thể là nhân vật chính hoặc một chi tiết nhỏ nhưng gây ấn tượng sâu sắc với em.
- Giải thích lý do tại sao em thích nhân vật hoặc chi tiết đó. Điều gì đã làm nhân vật trở nên đặc biệt trong mắt em? Nhân vật này có đặc điểm tính cách gì nổi bật (ví dụ: kiên nhẫn, thông minh, hiếu thảo)?
- Ví dụ: "Em thích nhân vật cô bé trong câu chuyện vì cô ấy rất chăm chỉ học tập và không bao giờ bỏ cuộc dù gặp nhiều khó khăn.".
Tham khảo:
- Em thích nhất chi tiết Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
b) Tác phẩm đó nói lên điều gì?
- Tóm tắt bài học hoặc thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải. Tác phẩm có thể dạy về lòng hiếu học, tính tiết kiệm, hoặc khuyến khích việc học STEM...
- Đưa ra ví dụ hoặc chi tiết từ tác phẩm để minh họa cho bài học đó.
- Ví dụ: "Câu chuyện này dạy em bài học về việc luôn cố gắng học hỏi và không nản lòng trước khó khăn.".
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây