Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Văn bản nghị luận văn học
- Khái niệm:
Ví dụ:
+ Vấn đề thuộc tác phẩm văn học (các khía cạnh nội dung, nghệ thuật).
+ Vấn đề về tác giả (tư tưởng, cá tính sáng tạo, phong cách,...).
+ Vấn đề thể loại (tự sự, trữ tình, kịch,...).
+ Vấn đề lịch sử văn học (giai đoạn, thời kì, khuynh hướng sáng tác, trào lưu văn học,...).
- Đặc điểm:
+ Văn bản đặt trọng tâm vào việc phát biểu quan điểm, thể hiện sự đánh giá, kiến giải của người viết.
+ Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí.
2. Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
- Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản. Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp một cách hệ thống, hợp lí để giúp cho luận đề của văn bản được sáng rõ, thuyết phục.
Ví dụ, văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá) có luận đề là giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc. Hệ thống luận điểm của văn bản này gồm: a) Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật; b) Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ lụy của chúng).
- Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng. Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,... trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ. Muốn có sức thuyết phục, bằng chứng cần phù hợp, tiêu biểu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây